Luật Quản lý,địnhcụthểtráchnhiệmquảnlýsửdụngtàisảnkếtcấuhạtầkết quả trận cadiz sử dụng tài sản công (TSC) đã xác định tài sản kết cấu hạ tầng (TSKCHT) là một trong các loại TSC và quy định những nguyên tắc cơ bản trong quản lý, sử dụng và khai thác. Đồng thời, để phù hợp với tính chất, đặc điểm, yêu cầu quản lý đối với từng loại TSKCHT, Luật Quản lý, sử dụng TSC giao Chính phủ quy định chi tiết về quản lý, sử dụng, khai thác TSKCHT. Theo đó, đối với TSKCHT giao thông, thủy lợi, nước sạch, Chính phủ đã ban hành 7 nghị định quy định chỉ tiết việc quản lý, sử dụng, khai thác. Đồng thời, Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư để hướng dẫn thực hiện.
Thực hiện các nghị định và thông tư hướng dẫn này, một số bộ, địa phương đã ban hành các văn bản theo thẩm quyền để phân cấp thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng và xử lý TSKCHT; giao tài sản cho đối tượng quản lý. Tuy nhiên, công tác tổ chức thực hiện vẫn còn chậm và nhiều hạn chế. Đơn cử như ở trung ương, Bộ Giao thông vận tải chưa ban hành văn bản phân cấp thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng và khai thác TSKCHT giao thông. Đối với TSKCHT là đường thủy nội địa, đường bộ và thủy lợi, bên cạnh một số địa phương đã thực hiện phân cấp thì vẫn còn nhiều địa phương chưa phân cấp hoặc không thực hiện phân cấp.
Siết chặt quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư nhằm chống thất thoát, lãng phí. |
Hay như về ban hành giá quy ước đối với TSKCHT hàng hải, đường thủy nội địa, thủy lợi, theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm ban hành giá quy ước để xác định giá trị tài sản khi thực hiện kế toán tài sản. Đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành giá quy ước đối với TSKCHT hàng hải, đường thủy nội địa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ban hành giá quy ước đối với TSKCHT thủy lợi. Hơn nữa, một số loại TSKCHT đã có chính sách quy định và đang thực hiện theo chế độ về quản lý, sử dụng TSC tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhưng chưa rõ việc áp dụng chính sách được thực hiện theo quy định nào (theo chế độ về quản lý, sử dụng và khai thác TSKCHT hay chế độ về quản lý, sử dụng TSC).
Ngoài ra, đối với nhóm TSKCHT là các chợ, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; đê điều…, tại pháp luật chuyên ngành chủ yếu quy định những nội dung mang tính chất kỹ thuật, trong khi nội dung quy định về quản lý, sử dụng và khai thác chưa đầy đủ và đồng bộ với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng TSC. Đặc biệt còn thiếu quy định về chế độ kế toán, báo cáo tài sản, cơ sở dữ liệu về tài sản; cơ chế khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản…
Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết, để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, khó khăn trong thực tiễn đang phát sinh, nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng và khai thác TSKCHT, Bộ Tài chính xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý TSKCHT do Nhà nước đầu tư, quản lý.
12 bộ cho ý kiến, thống nhất với nội dung dự thảo nghị định Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đã được Bộ Tài chính gửi lấy ý kiến tham gia của 12 bộ (gồm Bộ Tư pháp và 11 bộ chuyên ngành). Tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ cho thấy, cơ bản các bộ thống nhất với nội dung dự thảo của Bộ Tài chính về phương án hoàn thiện chính sách về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng. Do đó, Bộ Tài chính đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để sớm ban hành. |
Dự thảo Chỉ thị bao gồm 5 mục với những nội dung cơ bản. Theo đó, ngoài việc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phổ biến, tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng TSC và các văn bản quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng, khai thác TSKCHT, Chỉ thị sẽ đưa ra những quy định cụ thể đối với TSKCHT giao thông, thủy lợi, nước sạch, TSKCHT khác (cung cấp điện, đô thị, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, thương mại, thông tin, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch…). Đồng thời, dự thảo cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, nâng cao năng lực quản lý trong sử dụng, khai thác. Xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng và khai thác TSKCHT.
Đặc biệt, đối với TSKCHT giao thông, thủy lợi, nước sạch, ông Thịnh cho biết, dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành có liên quan và UBND cấp tỉnh tiếp tục tổng hợp, đánh giá kỹ việc thực hiện các Nghị định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác TSKCHT giao thông, thủy lợi. Trên cơ sở đó nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 129/2017/NĐ- CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác TSKCHT thủy lợi, các Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác TSKCHT giao thông (hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ).
Nhiều địa phương chưa giao tài sản kết cầu hạ tầng cho nhà nước quản lý Theo quy định tại các nghị định của Chính phủ, tài sản kết cấu hạ tầng (TSKCHT) giao thông, thủy lợi do Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho cơ quan quản lý nhà nước để quản lý, trừ trường hợp tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN). Trường hợp giao cho DN không tính thành phần vốn nhà nước tại DN trong một thời kỳ nhất định được áp dụng đối với TSKCHT hàng không, đường sắt quốc gia (Nghị định 44/2018/NĐ-CP, Nghị định 46/2018/NĐ-CP), Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Đến nay, ở trung ương, đối với hạ tầng hàng không, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án giao quản lý, sử dụng và khai thác TSKCHT hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam không tính thành phần vốn nhà nước tại DN (22 cảng hàng không, sân bay). Đối với hạ tầng đường sắt quốc gia, Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt Đề án giao quản lý, sử dụng và khai thác TSKCHT đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý cho Tổng công ty đường sắt Việt Nam không tính thành phần vốn nhà nước tại DN. Đối với hạ tầng hàng hải, đường thủy nội địa, đường bộ, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành quyết định giao tài sản thuộc phạm vi quản lý của trung ương cho đối tượng quản lý. Ở địa phương, đối với hạ tầng đường thủy nội địa, mới có 17/44 địa phương đã thực hiện giao quản lý tài sản; 3/44 địa phương chưa thực hiện giao quản lý tài sản; 24/44 địa phương không có báo cáo cụ thể. Đối với hạ tầng đường bộ, có 38/44 địa phương đã thực hiện giao quản lý tài sản; 3/44 địa phương chưa thực hiện giao quản lý tài sản; 3/44 địa phương không có báo cáo cụ thể. Đối với hạ tầng thủy lợi, có 41/51 địa phương đã thực hiện giao quản lý tài sản; 10/51 địa phương chưa thực hiện giao quản lý tài sản. Ngoài ra, việc ban hành giá sản phẩm tận thu đối với TSKCHT hàng hải, đường thủy nội địa, theo quy định tại các nghị định của Chính phủ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành giá sản phẩm tận thu khi thực hiện bảo trì theo hình thức bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm. Đến nay, đối với TSKCHT hàng hải, mới có 22/44 địa phương báo cáo trên địa bàn chưa hình thành loại tài sản này hoặc chưa phát sinh hình thức bảo trì này; còn lại 20 địa phương báo cáo là chưa ban hành. Đối với TSKCHT đường thủy nội địa, có 21/44 địa phương báo cáo trên địa bàn chưa hình thành loại tài sản này hoặc chưa phát sinh hình thức bảo trì này, còn lại 23/44 địa phương báo cáo là chưa ban hành. |