【kq bing da】Thuận lợi thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng 14%
Bộ Tài chính mà trực tiếp là Tổng cục Hải quan đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy các bộ,ậnlợithươngmạikimngạchxuấtnhậpkhẩutăngtrưởkq bing da ngành đẩy mạnh đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành (KTCN), kết nối thủ tục tham gia (NSW), rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giảm chi phí cho doanh nghiệp (DN). Nhờ đó, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) năm 2018 đạt 482 tỷ USD, tăng gần 14% so với năm 2017.
Đơn giản hóa thủ tục KTCN đạt 94% chỉ tiêu
Theo Tổng cục Hải quan, với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng Tổ công tác của Chính phủ và sự chủ động, vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, năm 2017 - 2018, công tác KTCN đối với hàng hóa XNK có nhiều chuyển biến rõ rệt. Nhiều văn bản được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới đã đáp ứng được yêu cầu tại Quyết định 2026/QĐ-TTg và Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, được cộng đồng DN ghi nhận và đánh giá cao.
Kết quả các bộ, ngành đã rà soát đơn giản thủ tục KTCN đạt 94% chỉ tiêu đặt ra tại Quyết định 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 13 bộ, ngành sửa đổi 87 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và KTCN. Tuy nhiên, để tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho DN XNK, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1254/QĐ-TTg, giao 13 bộ, ngành sửa đổi 29 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và KTCN. Thời hạn quý IV/2018 hoàn thành 27 văn bản; 1 văn bản trong quý II/2019 và 1 văn bản trong quý IV/2019. Đến 30/11/2018, các bộ, ngành đã hoàn thành 7 văn bản, đang triển khai sửa đổi 3 văn bản.
Về cơ bản trong số các văn bản được sửa đổi, nhiều văn bản đã được ban hành theo hướng tạo thuận lợi cho DN, cắt giảm danh mục hàng hóa phải KTCN, thay đổi phương thức kiểm tra, áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra. Nhiều mặt hàng đã được chuyển thời điểm kiểm tra từ giai đoạn trước thông quan sang sau thông quan; tăng đối tượng được miễn kiểm tra, minh bạch hóa danh mục hàng hóa kèm mã số HS (mã số hàng hóa); bãi bỏ những quy định không phù hợp, qua đó giúp cơ quan hải quan có thể thông quan nhanh hàng hóa, tạo thuận lợi cho DN XNK, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
140 thủ tục được kết nối NSW
Cũng theo Tổng cục Hải quan, trong thời gian vừa qua, với vai trò là cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo 1899, được sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành thúc đẩy việc triển khai NSW và ASW. Đến nay đã đạt được kết quả tích cực đó là gia tăng số thủ tục hành chính (TTHC) mới kết nối, số lượng DN tham gia. Chính thức triển khai từ tháng 11/2014, đến ngày 7/12/2018, NSW đã có 140 thủ tục hành chính của 12 bộ, ngành kết nối, xử lý hơn 1,7 triệu hồ sơ của 25.800 DN.
Riêng Bộ Tài chính, tất cả các quy trình thủ tục hải quan đã kết nối NSW và được tự động hóa ở mức độ rất cao với 99,65% DN tham gia thực hiện tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay, thời gian tiếp nhận và thông quan đối với hàng luồng xanh của cơ quan hải quan chỉ từ 1 - 3 giây, đối với hàng luồng vàng, thời gian xử lý và kiểm tra hồ sơ không quá 2 giờ làm việc.
Để tạo thuận lợi cho DN, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, Tổng cục Hải quan cũng đã triển khai Đề án nộp thuế điện tử 24/7. Theo đó, DN có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện; đảm bảo thông tin nộp tiền thuế kịp thời, chính xác; giảm thời gian nộp thuế, đồng thời thông quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế, qua đó rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp xuống bằng mức trung bình của nhóm nước ASEAN-4, theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Tổng cục Hải quan cho biết thêm, việc triển khai thực hiện ASW trong năm 2018 cũng đạt được tiến bộ đáng ghi nhận. Từ ngày 1/1/2018, Việt Nam đã chính thức trao đổi thông tin C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa) mẫu D điện tử với 4 nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và sử dụng chứng từ này làm căn cứ để áp dụng mức ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.
Tính đến ngày 5/12/2018, tổng số C/O Việt Nam nhận từ 4 nước ASEAN là: 54.891 (trong đó: Indonesia: 42.111, Malaysia: 12.489, Singapore: 291, Thái Lan: 0). Tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là: 91.634 (trong đó: Indonesia: 22.324, Malaysia: 23.473, Singapore: 7.558, Thái Lan: 38.279).
Không chỉ dừng lại trong khu vực, Việt Nam cũng đang đàm phán để hoàn thiện các nghị định thư về trao đổi thông tin kết nối với Liên minh kinh tế Á - Âu; thống nhất các yêu cầu kỹ thuật và chuẩn bị xây dựng hệ thống để trao đổi thông tin tờ khai hải quan, chứng nhận xuất xứ.
Trong năm 2018, Bộ Tài chính tích cực hoàn thiện thể chế cho việc vận hành NSW và ASW. Tiêu biểu là chủ trì xây dựng nghị định quy định về thực hiện NSW, ASW và KTCN đối với hàng hóa XNK; xây dựng và vận hành Cổng Thông tin thương mại quốc gia; xây dựng Đề án thí điểm bảo lãnh thông quan; xây dựng Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa XNK. |
Hải Linh