【u19 thai lan vs indonesia】Triều Tiên lại lo dân đào tẩu

Triều Tiên đã khẩn trương triển khai mật vụ từ Bộ An ninh nhân dân tới các khu vực bị lũ lụt tàn phá giáp giới với Trung Quốc nhằm ngăn chặn tình trạng đào tẩu hàng loạt của người dân tại đây.

Triều Tiên tăng cường giám sát vùng biên giới,ềuTinlạilodnđotẩu19 thai lan vs indonesia nhưng vẫn không ngăn được người dân bỏ trốn sang Hàn Quốc. 

Đài RFA dẫn một nguồn tin ở Triều Tiên cho biết, động thái trên được giới chức Bình Nhưỡng áp dụng trong bối cảnh các vụ đào tẩu trở nên dễ dàng hơn do mưa lớn phá hỏng nhiều cơ sở biên phòng, như các đồn gác, hàng rào dây thép gai. Mùa Hè vừa qua, các tỉnh Đông Bắc Triều Tiên đã bị mưa lũ tàn phá, ước tính 138 người dân nước này đã thiệt mạng, 400 người mất tích và khoảng 20.000 ngôi nhà bị tàn phá trong đợt thiên tai nặng nề nhất lịch sử nước này.

Trong vòng 8 tháng đầu năm nay, số lượng người Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc đã tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp việc chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un có các biện pháp tăng cường giám sát vùng biên giới. Kể từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, đã có 894 người Triều Tiên đã trốn sang Hàn Quốc. Vào năm ngoái, con số này là 777 người. Và tính tới cuối tháng 8 năm nay, tổng số người Triều Tiên sang Hàn Quốc sinh sống là 29.688 người. Trong số những người lưu vong sang Hàn Quốc có cả các quan chức Triều Tiên. Điều này cho thấy điều kiện sống ở Triều Tiên đang trở nên ngày càng khắc nghiệt. Bởi theo số liệu chính thức của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, chỉ 19% trong tổng số những người đào tẩu khỏi Triều Tiên trước năm 2001 thừa nhận họ có được mức thu nhập trung bình khi sống ở quê nhà. Tỷ lệ này sau năm 2014 là 55,9%. 

Đối với hầu hết những người dân thường, họ phải trải qua một hành trình dài đằng đẵng với nhiều khó khăn để có thể vượt qua biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc để tới một nước thứ ba, trước khi di chuyển sang Hàn Quốc. Sau khi tới Hàn Quốc an toàn, họ được đưa vào trong những căn phòng tiện nghi và ở đó một mình trong vòng 180 ngày. Trong khoảng thời gian này, họ phải trải qua quá trình kiểm duyệt để đảm bảo chắc chắn rằng họ không phải là điệp viên do Triều Tiên gài vào hay là những tay lừa đảo. Sau đó, những người đào tẩu được đưa tới một khu phức hợp, nơi họ không thể bước chân ra ngoài, và tiếp tục ở đó trong vòng 12 tuần. Mục đích của việc làm này để giúp họ thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc. Kết thúc các giai đoạn trên, họ chính thức bắt đầu cuộc sống mới ở Hàn Quốc. Nhiều người xin vào làm việc trong các nhà hàng và thường đảm nhận những vị trí được trả lương thấp, chỉ bằng 67% mức lương trung bình do chính phủ Hàn Quốc quy định. Mỗi người đào tẩu sẽ được nhận 20 triệu won (tương đương khoảng 18.000 USD) để giúp họ tìm nhà ở và việc làm. Một số người trích một phần trong số tiền trợ cấp này để trả cho những người môi giới đã giúp họ trốn thoát trót lọt khỏi Triều Tiên. “Những người dân thường sau khi đào tẩu thường gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, theo học và lập gia đình ở đây”, Seo Jae-pyoung, một người đào tẩu vào năm 2001 và đang làm việc cho nhóm chuyên giúp đỡ những người Triều Tiên đào tẩu ở Hàn Quốc, cho biết.

Theo AP, ngoài Hàn Quốc còn có hàng ngàn người Triều Tiên sống chui nhủi ở Trung Quốc, thường làm các công việc chân tay có thu nhập thấp. Trong khi đó, tờ USA Today cho biết có gần 700 người đào tẩu Triều Tiên đang trú ngụ hợp pháp và hàng trăm người khác sống chui ở Anh, phần nhiều tập trung tại khu ngoại ô New Malden phía Tây Nam London... Dù ở đâu thì tâm lý của họ cũng rất phức tạp với những ký ức không thể nguôi ngoai. Với họ, Triều Tiên là quê nhà, là nơi để lại sau lưng, là sự trộn lẫn giữa ghét bỏ và nhớ thương. Họ nhớ người thân, bạn bè, những điệu nhảy vào ngày nghỉ, những món ăn đường phố. “Tôi nhớ những người thân quen mọi lúc. Mỗi khi ăn một bữa ngon, tôi lại nghĩ đến họ” - một nhân viên cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc đã rời bỏ Triều Tiên 10 năm trước cùng gia đình tâm sự.

Lâu nay, Seoul cho rằng việc chính phủ Triều Tiên gây sức ép nặng nề đối với các công nhân ra nước ngoài làm việc và các nhà ngoại giao phải gửi tiền về quê nhà, là nguyên nhân khiến số lượng người đào tẩu tăng mạnh. Chính sách này xuất phát từ khó khăn do lệnh trừng phạt quốc tế đã cắt đứt mọi nguồn thu ngoại tệ truyền thống của chính quyền Bình Nhưỡng. 

NGUYỄN TẤNtổng hợp