Với dự thảo này,ẽsiếtđiềukiệncấpbảolãnhChínhphủbing da lu Bộ Tài chính dự định sẽ siết chặt các điều kiện cấp bảo lãnh, đồng thời nới ưu đãi cho các Dự án có tầm quan trọng đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tiêu chí cụ thể
Theo dự thảo của Bộ Tài chính, thay vì chỉ cần đáp ứng một số tiêu chí đơn giản như hiện nay, các điều kiện để được cấp bảo lãnh Chính phủ sẽ cụ thể hơn.
Trước hết, việc vay vốn thực hiện chương trình, dự án đầu tư phải đáp ứng các điều kiện tương ứng nêu tại Điều 34 của Luật Quản lý nợ công về chương trình, dự án, người vay, người phát hành trái phiếu và khoản vay khoản phát hành trái phiếu quốc tế đối với các doanh nghiệp vay vốn thực hiện chương trình, dự án đầu tư.
Bên cạnh đó, chương trình, dự án đầu tư phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ; đã đăng ký kế hoạch cấp bảo lãnh cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu trong năm kế hoạch.
Người vay, người phát hành trái phiếu là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về hoạt động, về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư vay vốn được Chính phủ bảo lãnh phải có vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư và phải đảm bảo đủ nguồn vốn chủ sở hữu theo tiến độ thực hiện Dự án đối với các hạng mục phải chi từ vốn chủ sở hữu, khi quyết toán công trình hoàn thành dự án phải đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu đã đăng ký khi nộp hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh.
Doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án đầu tư phải đảm bảo hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần tại thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ.
Các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu phải nằm trong hạn mức bảo lãnh chính phủ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; có phương án tài chính dự án khả thi, có hệ số trả nợ bình quân trong 5 năm đầu dự án tối thiểu là 0,9 đối với các dự án có hợp đồng bao tiêu sản phẩm hoặc 1 đối với các dự án khác.
Đối với vay vốn để thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của Nhà nước, Bộ Tài chính dự kiến đưa ra điều kiện: Chương trình tín dụng có mục tiêu của Nhà nước do Quốc hội, Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư nhưng không sử dụng để cho vay thương mại; đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ.
Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng đặc biệt
Bộ Tài chính cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét miễn áp dụng cho các doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ điều kiện về tỷ lệ vốn chủ sở hữu để thực hiện một số loại dự án, công trình trọng điểm. Các trường hợp đó gồm: Dự án có tầm quan trọng đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư; Dự án, công trình đầu tư nằm trong danh mục các dự án triển khai cấp bách do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các trường hợp nói trên vẫn phải đảm bảo tối thiểu 15% tổng mức đầu tư là vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn đầu tư khi xem xét cấp bảo lãnh.
Mức bảo lãnh Chính phủ cũng được điều chỉnh từ không vượt quá 80% xuống còn không vượt quá 70% tổng mức đầu tư của chương trình, dự án, trong đó đã bao gồm tất cả các chi phí vay có liên quan.
Mức bảo lãnh Chính phủ được áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể. Đối với dự án thuộc danh sách phải triển khai cấp bách hoặc dự án được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, mức bảo lãnh tối đa 70% tổng mức đầu tư theo Quyết định đầu tư.
Đối với dự án trọng điểm, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, mức bảo lãnh tối đa 60% tổng mức đầu tư theo Quyết định đầu tư. Đối với các dự án thông thường, mức bảo lãnh tối đa 50% tổng mức đầu tư theo Quyết định đầu tư.
Nghị định này khi được thông qua sẽ thay thế Nghị định số 15/2011/NĐ-CP của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ, dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2016.