【ket qua bong da an do】Nhiều nội dung cần được hướng dẫn cụ thể
Vướng danh mục mặt hàng chịu thuế
Vướng trong việc thực hiện Nghị định 122/2016/NĐ-CP,ềunộidungcầnđượchướngdẫncụthểket qua bong da an do Cục Hải quan Hải Phòng cho biết, tại Biểu thuế XK theo Danh mục mặt hàng chịu thuế, mục 211 quy định “vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm không quy định ở trên có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành phẩm trở lên” chịu thuế XK 5%. Tuy nhiên, quy định không chi tiết rõ tên vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm cụ thể là những mặt hàng gì để có thể cảnh báo khi kiểm tra mã số, mức thuế nên khó tránh khỏi sai sót.
Vì vậy, đơn vị thắc mắc, trường hợp là sản phẩm hoàn chỉnh của khâu này nhưng lại là nguyên liệu, vật tư của khâu khác thì có phải tính thuế khi XK? Ví dụ mặt hàng gạch ốp lát hoặc xi măng là thành phẩm được sản xuất từ đất sét hoặc clinke xi măng, nhưng các sản phẩm này cũng là vật tư dùng trong xây dựng (theo Thông tư 14/2015/TT-BKHĐT) thì có thuộc đối tượng chịu thuế XK?
Cũng gặp vướng mắc trong việc thực hiện Nghị định 122/2016/NĐ-CP, Hải quan Quảng Bình có nêu, trước đây, theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 182/2015/TT-BTC quy định: “Trường hợp mặt hàng XK không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế XK thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của mặt hàng XK tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế NK ưu đãi quy định tại Mục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư và ghi mức thuế XK là 0%”. Tuy nhiên, tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP (thay thế Thông tư 182/2015/TT-BTC) lại không có quy định nêu trên. Vì vậy, đơn vị rất cần Tổng cục Hải quan hướng dẫn rõ quy định này.
Hàng trong diện miễn thuế có được miễn thuế chống bán phá giá?
Xoay quanh việc miễn thuế, áp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ theo quy định mới tại Luật Thuế XK, thuế NK, Hải quan một số tỉnh, thành phố cũng đã đưa ra những vướng mắc về vấn đề này.
Theo quy định về phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 Luật Thuế XK, thuế NK thì: Luật này quy định về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế, biểu thuế, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ áp dụng đối với hàng hóa XK, NK; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế XK, thuế NK.
Hải quan Hải Phòng thắc mắc, theo quy định khoản 5, 6, 7 Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK về giải thích từ ngữ được hiểu rằng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ là thuế NK bổ sung. Do đó, các quy định về miễn thuế được áp dụng cho các loại thuế quy định tại Luật Thuế XK, thuế NK 107 (bao gồm cả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ)?
Về nội dung trên, Hải quan Cần Thơ cho rằng, căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK thì: Thuế tự vệ là thuế NK bổ sung được áp dụng trong trường hợp NK hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Thuế XK, thuế NK thì: Nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK thuộc đối tượng miễn thuế. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 của Luật thì Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả tiền thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
Cục Hải quan Cần Thơ thắc mắc, từ ngày 1-9-2016, trường hợp DN NK hàng hóa thuộc đối tượng phải khai báo thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá theo loại hình sản xuất XK (E31- thuộc đối tượng miễn thuế NK) thì có phải kê khai, nộp thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá? Nếu có thì thời hạn nộp các loại thuế trên được áp dụng thế nào?
Có cùng thắc mắc trên, Hải quan Đồng Nai cho rằng, theo quy định hiện hành, nguyên liệu NK để gia công XK không phải nộp thuế tự vệ, thuế bảo vệ môi trường. Về bản chất, nguyên liệu NK để sản xuất hàng XK không tiêu thụ tại Việt Nam. Vì vậy, đơn vị này đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cần quy định rõ quy định miễn thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, thuế bảo vệ môi trường như với loại hình gia công.
Vướng trách nhiệm Hải quan với Danh mục miễn thuế
Theo phản ánh của Cục Hải quan Cần Thơ, việc quy định trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong việc tiếp nhận Danh mục miễn thuế tại khoản 6 Điều 30 Nghị định 134/2016/NĐ-CP là chưa cụ thể. Đơn vị này thắc mắc, cơ quan Hải quan có phải xem xét sự phù hợp của bộ hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế với ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô, công suất của dự án trước khi xác nhận lên Danh mục miễn thuế hay xác nhận ngay khi cơ quan Hải quan nhận được thông báo Danh mục miễn thuế từ DN, sau đó mới xem xét, điều chỉnh hoặc thu hồi Danh mục miễn thuế nếu thấy Danh mục miễn thuế không phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô, công suất của dự án.
Đơn vị này đề nghị, Tổng cục Hải quan cụ thể hóa trách nhiệm, các bước tiếp nhận, xử lý hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế, đồng thời hướng dẫn khi có sự điều chỉnh, thu hồi Danh mục miễn thuế thì phải thực hiện các bước thủ tục như thế nào để đảm bảo việc xử lý miễn thuế tại các chi cục nơi DN đăng ký tờ khai được chính xác.
Cùng có vướng mắc về Danh mục miễn thuế, Hải quan TP.HCM phản ánh, theo quy định tại Điều 30 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến NK đối với 7 trường hợp phải thông báo Danh mục miễn thuế được quy định từ Điều 14, 15, 16, 17, 18, 23, 24 Nghị định này. Tại Khoản 4 điểm b Điều 30 quy định: Nơi tiếp nhận thông báo Danh mục miễn thuế là Cục Hải quan nơi thực hiện dự án, Cục Hải quan nơi đóng trụ sở chính hoặc nơi quản lý tập trung của dự án đối với dự án được thực hiện ở nhiều tỉnh, thành phố….
Trước đây, tại khoản 4 Điều 104 Thông tư 38/2015/TT-BTC Bộ Tài chính quy định rất cụ thể: Cục trưởng Cục Hải quan xem xét quyết định giao Chi cục Hải quan quản lý hải quan trên địa bàn tỉnh nơi có dự án đầu tư thực hiện đăng ký Danh mục hàng hoá XK, NK miễn thuế đối với các dự án thuộc địa bàn tỉnh đó. Định kỳ 3 tháng/lần Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải báo cáo Tổng cục Hải quan các trường hợp đã đăng ký Danh mục miễn thuế theo mẫu 16/BCTHDMMT/TXNK.
Tuy nhiên, các nội dung về miễn thuế, giảm thuế hoặc hoàn thuế quy định tại Thông tư 38 đã hết hiệu lực từ ngày 1-9-2016 khi Nghị định 134 có hiệu lực. Vì vậy, Hải quan TP.HCM đề xuất, khi thực hiện Điều 30 Nghị định 134 quy định về thẩm quyền xét danh mục miễn thuế, để tạo điều kiện nhất cho DN, cần quy định Cục trưởng Cục Hải quan có thẩm quyền quyết định ủy quyền có thời hạn cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét và chịu trách nhiệm quyết định cấp danh mục cho các trường hợp DN thông báo Danh mục miễn thuế.
Gặp vướng mắc miễn thuế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Hải quan TP.HCM cho biết, trước đây tại khoản 21 Điều 103 và khoản 1 Điều 104 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì hàng hóa NK theo điều ước quốc tế phải đăng ký danh mục miễn thuế. Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 134/2016/NĐ-CP lại chỉ quy định miễn thuế theo điều ước quốc tế giữa Chính phủ Việt Nam và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài. Vì vậy, đơn vị này cũng đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét, hướng dẫn cụ thể đối với hàng hóa miễn thuế theo Điều ước quốc tế giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài. Ví dụ như điều ước quốc tế về hàng không… Nếu các hãng hàng không khi nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo các vật dụng phục vụ mục đích chuyến bay thì có được miễn thuế? Nếu có miễn thuế thì thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định nào?- Hải quan TP.HCM thắc mắc. |