Đây là một dấu mốc lớn đánh dấu quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam cũng như tiến trình hợp tác,ămViệtNamhộinhậpngôinhàkết quả tỷ số dortmund liên kết của cả khu vực.
Một quyết định đúng đắn, có ý nghĩa lịch sử
Việc gia nhập ASEAN năm 1995 của Việt Nam được đánh giá là một quyết định rất quan trọng, có ý nghĩa cả ở tầm quốc gia và khu vực. Quyết định đã tạo cho Việt Nam sự gắn kết với khu vực, cùng với khu vực xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác; tạo cơ hội và tạo đà cho Việt Nam từ hội nhập khu vực đến hội nhập quốc tế, giúp Việt Nam nâng cao vị thế, mở rộng hợp tác với các nước không chỉ trong khu vực mà với cả các nước đối tác lớn.
Việc ASEAN kết nạp Việt Nam cũng như Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo một môi trường gắn kết với nhau hướng tới một ASEAN gồm 10 nước Đông Nam Á. Với Việt Nam tham gia, ASEAN có điều kiện hơn để hướng tới xây dựng cộng đồng và đóng góp vai trò trung tâm của mình trong hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực.
Nhìn lại toàn bộ quyết sách của Việt Nam tham gia ASEAN và quá trình tham gia ASEAN thời gian qua, có thể thấy Việt Nam có được môi trường hợp tác hòa bình, ổn định trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành đổi mới, hướng tới hội nhập vào khu vực và quốc tế; giúp cho Việt Nam phát triển kinh tế, tranh thủ sự giúp đỡ, đầu tư của các nước ở khu vực; nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam, Việt Nam không chỉ mở rộng quan hệ song phương với các nước trong khu vực, mà còn với các nước, các đối tác lớn là đối tác của ASEAN.
Nỗ lực vì mái nhà chung ASEAN
Trong tiến trình hội nhập ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng tích cực trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của khối cũng như trong việc xác định tương lai phát triển, phương hướng hợp tác và các quyết sách lớn của ASEAN.
Cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 là một thách thức lớn đầu tiên đối với Việt Nam sau khi gia nhập ASEAN.Trong bầu không khí không thuận lợi đó, Việt Nam đã để lại trong lòng bạn bè ASEAN và quốc tế những ấn tượng sâu sắc với việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (tháng 12-1998). Bản Tuyên bố Hà Nội năm 1998 và Chương trình Hành động của Hội nghị đã đưa ra cách đánh giá đúng đắn về tình hình và triển vọng ở Đông Nam Á, khẳng định vai trò của ASEAN và đề ra những biện pháp khắc phục.
Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (nhiệm kỳ 2000 - 2001), đóng góp tích cực vào việc mở rộng thành viên của ASEAN (kết nạp các nước Lào, Myanmar, Campuchia), góp phần hoàn tất ý tưởng về một ASEAN bao gồm toàn bộ 10 nước Đông Nam Á, phát huy vai trò nước điều phối quan hệ đối thoại của ASEAN với các đối tác quan trọngnhư: Nga, Mỹ, Australia, Canada, Trung Quốc. Hiện Việt Nam là nước điều phối quan hệ đối thoại ASEAN - EU (nhiệm kỳ 2012 - 2015).
Vì một Cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng
Trong năm 2015, trọng tâm của Việt Nam là ưu tiên và tích cực cùng các nước trong khối đạt mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN vào tháng 12-2015. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ cùng các nước đóng góp vào tiến trình xây dựng Tầm nhìn phát triển của ASEAN sau 2015 nhằm giúp liên kết ASEAN sâu rộng hơn nữa. Về hòa bình và an ninh, Việt Nam tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò ASEAN như một lực lượng chủ chốt đối với hòa bình và an ninh khu vực, bao gồm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Tăng cường đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN trong việc duy trì hòa bình ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực. Góp phần thúc đẩy quan hệ đối ngoại của ASEAN; chuẩn bị và đảm nhiệm vai trò nước điều phối quan hệ đối thoại ASEAN-Ấn Độ (tháng 7-2015 đến 7-2018).
Dù còn nhiều thách thức và khó khăn trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động, với tinh thần vì một ASEAN hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, Việt Nam sẽ tiếp tục những nỗ lực, cùng các nước thành viên ASEAN hoàn thành mục tiêu xây dựng Hiệp hội vì cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân trong khu vực.