Đã hơn 30 năm kể từ ngày nhiếp ảnh gia người Pháp Nicolas Cornet lần đầu đến Việt Nam (từ năm1987). Trong quãng thời gian đó ông qua lại Việt Nam nhiều lần,tỷ số real hôm nay yêu và cưới một cô gái ở Paris nhưng gốc Việt, gọi GS Hoàng Xuân Hãn là bác. Nicolas Cornet đã có 5 cuốn sách ảnh về Việt Nam, có cuốn đã bán tới 30.000 bản. Qua ảnh của Nicolas, thế giới biết nhiều hơn về thiên nhiên Việt Nam thơ mộng và yên bình, biết về xã hội Việt Nam chuyển mình biến đổi sau Đổi mới, biết về những con người Việt Nam ở khắp các miền quê, các đô thị với cuộc sống bình dị và nụ cười hiền hậu, biết về các di tích đang lưu giữ ký ức văn hóa của miền đất này… Hơn 30 năm, với hàng triệu cú bấm máy, Nicolas Cornet đã cần mẫn, tỷ mỷ ghi lại nhiều nét Việt Nam độc đáo với cái nhìn, cái cảm của một nghệ sĩ và kỹ thuật của một người chụp ảnh chuyên nghiệp, tại những khoảnh khắc mà chỉ người chuyên cần tận tụy say mê công việc chụp ảnh mới có.
Cửa chùa Thiên Mụ Ảnh: Nicolas Cornet |
Vui chơi ở sân chùa Diệu Đế |
Giờ học của một chú tiểu ở chùa Bảo Quốc Ảnh: Nicolas Cornet |
Ý tưởng cho cuốn sách ảnh thứ 5 “Vietnam Pagodas” (Những ngôi chùa Việt Nam) của Nicolas Cornet bắt nguồn từ chuyến thăm chùa Phật Tích (Bắc Ninh) của Nicolas Cornet cùng gia đình đầu năm 2015. Chứng kiến những đổi thay của ngôi chùa này sau khi trùng tu, ông nghĩ tới việc phải cần kíp ghi lại những hình ảnh của những ngôi chùa còn (tương đối) nguyên sơ trước khi chúng bị biến đổi bởi thời gian và bàn tay con người. Ông đã trả lời khi được hỏi về điều này: “Vì tình yêu với quê hương Việt Nam, tôi quyết định ghi lại hình ảnh tuyệt đẹp của những ngôi chùa còn nguyên nét kiến trúc cổ trong một cuốn sách ảnh được chăm chút cẩn thận, trước khi chúng biến mất vì trùng tu”.
Bắt đầu từ ý tưởng đó, hơn ba năm qua, Nicolas Cornet rong ruổi khắp dải đất hình chữ S để ghi lại những hình ảnh đền, chùa cùng văn hóa, đời sống tâm linh của người dân bản địa. Thường mỗi năm ông ở Việt Nam tới 3 - 4 tháng, chọn những khoảng thời gian có thời tiết tốt nhất để đi chụp ảnh. Nicolas đến hơn 100 chùa, đền suốt từ Bắc vào Nam, đã chụp hơn 30.000 file ảnh, để lọc ra 270 ảnh cho cuốn sách Những ngôi chùa Việt Nam với 31 ngôi chùa được lựa chọn. Chủ đề về đền, chùa và ý nghĩa của nó trong đời sống của người dân cuốn hút Nicolas Cornet vì những giá trị lịch sử văn hóa, tôn giáo, kiến trúc, đời sống sinh hoạt tâm linh của Việt Nam đều kết tụ trong đó. Và còn hơn thế, Nicolas Cornet dành nhiều thời gian nghiên cứu tìm hiều về Phật giáo trong đời sống chính trị ở miền Nam trước năm 1975 và không có gì ngạc nhiên khi ông đưa những bức ảnh chụp di vật của Hòa thượng Thich Quảng Đức, ảnh chụp tấm bia tưởng niệm những phật tử hy sinh trong cuộc đấu tranh chống đàn áp Phật giáo năm 1963 vào trong cuốn sách.
Không chỉ chụp kiến trúc, phong cảnh, các chi tiết mỹ thuật của chùa, Nicolas còn tiếp xúc, đàm đạo với các vị sư, tự mình trải nghiệm đời sống tâm linh của một phật tử. Để chờ có được khoảnh khắc bấm máy đẹp nhất, nhiều khi ông phải xin tá túc hai, ba ngày trong chùa. Bởi có những trải nghiệm sâu sắc, Nicolas Cornet đã diễn tả cuộc sống đời thường nơi cửa Phật đặc sắc và tinh tế. Ông chụp những bữa cơm, những buổi học của các phật tử, những nụ cười và cả những phút vui chơi của các chú tiểu trong khuôn viên chùa… tất cả rất sinh động, chân thực và ấm áp. Hai bức ảnh ông chụp ở cửa chùa Thiên Mụ lúc chiều muộn hoàng hôn, bóng chú tiểu mờ lướt qua giữa khoảng không hai cột gợi nhiều ấn tượng và bức chụp cửa chùa Thầy với một bàn chân phụ nữ sắp bước vào chùa khi làn khói hương mỏng manh lan trong không trung đã cho những cảm xúc và suy tư đặc biệt. Cả những ảnh không có nhân vật cuả Nicolas cũng gợi cho người xem những gì bên ngoài bức ảnh - như bức ảnh ông chụp những bó hương được phơi xòe tròn trước cửa chùa Diệu Đế đang khép hay chụp phòng nghỉ của sư thầy chùa Bổ Đà chỉ có chuông và mõ trên chiếu đang có nắng rọi vào.
Bằng một góc nhìn khác nhưng tràn ngập tình cảm yêu quý với Việt Nam, những bức ảnh Nicolas Cornet đã như một nhịp cầu nối công chúng với di tích, văn hóa và lịch sử, dẫn dắt người xem tới nhiều cung bậc cảm xúc và được bồi đắp thêm nhiều tri thức.