【toàn trận 1x2 là gì】Chương trình mục tiêu quốc gia: Còn bất hợp lý trong cơ cấu vốn, phân bổ nguồn lực

B

Đại biểu Đinh Thị Bình (Phú Thọ) phát biểu tại hội trường. Ảnh: PV

Vốn sự nghiệp thực hiện nhiều nhiệm vụ đầu tư

Băn khoăn về việc xác định vốn cho chương trình dường như ngược quy trình,ươngtrìnhmụctiêuquốcgiaCònbấthợplýtrongcơcấuvốnphânbổnguồnlựtoàn trận 1x2 là gì đại biểu Đinh Thị Bình (Phú Thọ) cho biết, con số 1.400 xã và khoảng 8.000 thôn đã được trình Quốc hội mới chỉ là tạm thời, ước tính, do công tác phân định vùng đồng bào dân tộc, miền núi chưa hoàn thành.

Tờ trình của Chính phủ cho thấy hiện Ủy ban Dân tộc (UBDT) mới đang chỉ đạo các địa phương rà soát xác định các xã khu vực 1, 2, 3, đặc biệt khó khăn rồi mới trình Chính phủ, quyết định.

Như vậy, đại biểu cho rằng đáng lẽ hoàn thành công tác phân định, phê duyệt danh sách các xã, thôn trước kỳ họp rồi mới xác định tổng nguồn vốn cho chương trình, đảm bảo chính xác hợp lý, thì chúng ta làm ngược lại. Bởi vậy, đại biểu đề nghị UBDT khẩn trương hoàn thành công tác phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển để có đủ cơ sở xây dựng chương trình đầu tư và bố trí cấp vốn cho phù hợp.

Về cơ cấu nguồn vốn, đại biểu tỉnh Phú Thọ chỉ ra rang, cơ cấu vốn đang không hợp lý khi vốn sự nghiệp lại tăng hơn 2 lần so với đề án tổng thể trình Quốc hội tại kỳ họp trước, mặc dù tổng nguồn vốn giảm. Theo đó, cơ cấu vốn sự nghiệp chiếm tới 52% còn vốn đầu tư chỉ chiểm 48% tổng nguồn vốn thực hiện chương trình. Tỷ lệ vốn sự nghiệp này cao hơn nhiều các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) hiện hành. Chẳng hạn, tỷ lệ vốn sự nghiệp ở chương trình giảm nghèo bền vững là 25%, ở chương trình nông thôn mới là 28%.

Ngay cơ cấu vốn sự nghiệp trong các dự án thành phần cũng chưa hợp lý. Ví dụ như tại dự án 1, vốn sự nghiệp ngân sách trung ương (NSTW) được bố trí khoảng 2.600 tỷ đồng để hỗ trợ chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt. Nhưng thực chất đây là việc tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ của Quyết định 2085, chủ yếu thuộc nhiệm vụ của vốn đầu tư. Tương tự, tại tiểu dự án 3 của dự án 5, vốn sự nghiệp được dành khoảng 4.000 tỷ đồng cho đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, mà đúng ra phải là vốn đầu tư.

Từ các ví dụ trên, đại biểu đề nghị rà soát cơ cấu vốn hợp lý, cân đối và bố trí lại theo hướng giảm hợp lý vốn sự nghiệp, tăng vốn đầu tư. "Cân đối vốn sự nghiệp phải đặt trong tổng thể khó khăn ngân sách những năm sau và yêu cầu giảm chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách, để đảm bảo nguồn vốn thực hiện chương trình", đại biểu nhấn mạnh.

Ngoài ra, đại biểu Đinh Thị Bình cũng lưu ý tổng nguồn vốn thực hiện chương trình thấp hơn nhiều so với khái toán ban đầu trong đề án tổng thể, giảm khoảng 63.000 tỷ đồng, tương ứng gần 19%. Tổng vốn giảm trong khi các mục tiêu của chương trình hầu như không thay đổi nên sẽ rất khó khăn khi thực hiện.

Bởi vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện đúng, đủ, kịp thời để đảm bảo hiệu quả các mục tiêu của chương trình.

Nguồn lực có hạn, cần chú trọng hơn vào hỗ trợ cơ chế

Kinh phí đảm bảo thực hiện chương trình cũng là quan tâm, trăn trở của nhiều đại biểu khi phát biểu tại phiên họp. Đại biểu Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An) cho biết, sự trăn trở này có cơ sở vì trước đây chúng ta ban hành một số chính sách song không có nguồn lực bảo đảm, nhất là chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Để tránh chính sách ban hành không thực hiện được, dàn trải, lãng phí, không ảnh hưởng đến thực hiện các chương trình khác, đại biểu Hoàng Thị Thu Trang đề nghị, cần xây dựng lộ trình theo giai đoạn và hàng năm. Đặc biệt, xác định những việc làm cụ thể theo hướng chọn một dự án trọng tâm, trọng điểm, những dự án mang tính cấp thiết, đột phá, mang tính dẫn dắt làm trước.

Thay vì thực hiện đồng thời cả 10 dự án trong chương trình, giai đoạn đầu chỉ nên tập trung thực hiện một số dự án như: Dự án tập trung giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Dự án ổn định, phát triển dân cư; Dự án phát triển sản xuất, đầu tư hạ tầng, phát triển giáo dục.

Về cơ chế, đại biểu cho rằng 10 dự án được đưa ra trong dự thảo chương trình cơ bản mang tính chất hỗ trợ nguồn lực nhiều hơn hỗ trợ cơ chế. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần giảm tính ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, phát huy tính tự lực, tự lập của người dân thì việc hỗ trợ cơ chế sẽ phù hợp, sẽ quan trọng hơn. Ví dụ, thực hiện những cơ chế tài chính như tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách từ thuế, các hoạt động khai thác khoáng sản, thủy sản… sẽ tạo động lực cho địa phương chăm lo nguồn thu trên địa bàn.

Qua rà soát các CTMTQG đang thực hiện và CTMTQG Chính phủ đề xuất giai đoạn 2021 - 2030, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu) cho rằng, có sự trùng lắp về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung hoạt động và địa bàn thực hiện. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ cần có tổng kết đánh giá kết quả, làm rõ việc tiếp tục thực hiện 2 CTMTQG trong thời gian tới, rà soát các mục tiêu, nhiệm vụ có nội dung trùng lắp. Làm rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm trong quản lý, phân bổ nguồn lực để không chồng chéo, trùng lắp giữa CTMTQG này với 2 CTMTQG đang thực hiện. Trên cơ sở đó xác định rõ đối tượng, cơ chế phối hợp, tiêu chí phân bổ nguồn lực đầu tư tập trung hơn, hạn chế loại bỏ những dự án không phù hợp và có điều chỉnh cần thiết nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và khả thi.

Trong điều kiện cân đối nguồn lực, ngân sách còn nhiều khó khăn, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn nhấn mạnh, nếu đầu tư dàn trải, không tập trung có trọng tâm, trọng điểm thì sẽ khó đạt mục tiêu đề ra. Vì vậy, Chính phủ cần xây dựng thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án giai đoạn đầu và nên tập trung vào các dự án giải quyết được 5 vấn đề cơ bản, mang tính chất nền tảng, như đầu tư mạnh hơn cho giáo dục, đào tạo để tạo cái gốc phát triển con người; giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất; đầu tư phát triển vào dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; sắp xếp ổn định dân cư; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và sinh kế cho đồng bào./.

H.Y