【kèo nhà cái anh】Đề xuất tháo gỡ nhiều nội dung về xử lý vi phạm hành chính

Đề xuất đến Bộ Tư pháp,Đềxuấtthogỡnhiềunộidungvềxửlviphạkèo nhà cái anh Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan mới đây, UBND tỉnh nêu: Cần quy định cụ thể, thống nhất về cán bộ làm công tác xử lý vi phạm hành chính trong cả nước nhằm bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện đồng bộ, toàn diện quy định của luật.

Quang cảnh lớp tập huấn chuyên sâu công tác xử lý vi phạm hành chính được Học viện Tư pháp (Bộ Tư pháp) tổ chức cho tỉnh Hậu Giang vào đầu tháng 8.

Đơn vị này còn kiến nghị sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011 của Chính phủ theo hướng thành lập phòng pháp chế tại các sở, ban, ngành tỉnh.

Ngoài ra, đề nghị Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và cơ quan, đơn vị liên quan sớm ban hành văn bản hướng dẫn quy phạm: “Điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức quản lý người không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” (khoản 4 Điều 14 Nghị định số 22/2013)…

Trước đó, UBND tỉnh có đề nghị được tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính và đã được cơ quan TW đáp ứng.

Việc nêu các đề xuất trên là do trong quá trình áp dụng văn bản luật, Hậu Giang gặp một số khó khăn, vướng mắc:

Khoản 1 Điều 14 Nghị định 221/2013 quy định: Tổ chức xã hội quản lý người không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải đảm bảo các điều kiện: Về cơ sở vật chất, thiết bị, phải xây dựng hoàn thành khu liên hoàn, cách ly với môi trường bên ngoài để tránh thẩm lậu ma túy và tối thiểu phải có 3 phòng chức năng cùng với các thiết bị kèm. Nhân sự phải có tối thiểu 4 người gồm: phụ trách đơn vị điều trị cắt cơn là y, bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc đa khoa có chứng chỉ hành nghề theo quy định và chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy; 1 y, bác sĩ điều trị; 1 điều dưỡng viên; 1 bảo vệ. Với quy định trên, Hậu Giang chưa đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, do đó còn khó khăn trong quá trình thực hiện.

Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và phối hợp xử lý vi phạm hành chính: công tác này tuy được các cấp quan tâm nhưng công chức phụ trách thường xuyên thay đổi đã phần nào gây khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ; một số cơ quan, ngành đặc thù trong phối hợp xử lý vi phạm hành chính chưa thường xuyên, đồng bộ.

UBND tỉnh cũng nêu các vướng mắc khác như: Điều 68, Điều 100 Luật Bảo vệ môi trường hiện hành quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường (có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, giảm thiểu các tác động gây hại cho môi trường…) khi đi vào hoạt động. Tuy nhiên, theo Luật Đầu tư thì đối với các ngành nghề nói chung không ràng buộc phải xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải mới được cấp phép đầu tư, đi vào hoạt động. Do vậy, qua thực tế kiểm tra, xử lý về môi trường phát hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép đi vào hoạt động nhưng chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chưa có giải pháp về bảo vệ môi trường theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Về xử phạt người vi phạm hành chính, khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính”. Trường hợp này, cán bộ, công chức khi thực thi công vụ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và phải hoàn tất hồ sơ, thủ tục trình người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 7 ngày, nhưng nếu trùng vào các ngày nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ lễ, tết thì thời gian thực hiện không đảm bảo theo quy định.

Ngoài ra, việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nhất là đối với phương tiện thủy nội địa) để đảm bảo cho việc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính rất khó thực hiện vì lực lượng thanh tra giao thông không có trang bị phương tiện thủy, nhân lực để thu giữ; không có kho, bến bãi để cất giữ phương tiện sau khi tạm giữ; vẫn còn tồn một số quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đã ban hành) nhưng người vi phạm chưa nộp phạt đúng thời gian quy định.

UBND tỉnh thông tin, một số trường hợp cố tình không nộp phạt do đối tượng bị xử phạt có đời sống khó khăn, việc cưỡng chế họ cũng bất cập vì không có tài khoản cá nhân, nơi ở không ổn định, không nghề nghiệp, tài sản không có giá trị để kê biên…

T.T tổng hợp