【tỷ số bremen】Tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tiền tệ gia tăng
Nhiều vụ tội phạm,ộiphạmcôngnghệcaotronglĩnhvựctiềntệgiatătỷ số bremen lừa đảo liên quan đến đối tượng nước ngoài
Nổi lên trong các loại tội phạm công nghệ cao là tình trạng trộm cắp, mua bán thông tin thẻ tín dụng để làm giả thẻ thanh toán dịch vụ, rút tiền qua máy ATM hoặc mua hàng hóa tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng. Đáng lưu ý, đã phát hiện tình trạng khách du lịch nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, thực hiện giao dịch bằng các thẻ nội địa do ngân hàng nước ngoài phát hành tại máy mPOS (máy chấp nhận thanh toán thẻ không dây, có thể sử dụng ở bất kỳ vị trí nào chỉ với một chiếc sim điện thoại 3G), không thông qua hệ thống ngân hàng và trung gian thanh toán Việt Nam, ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ quốc gia.
Cùng với đó, tình trạng một số đối tượng sử dụng dịch vụ cuộc gọi thoại trên nền Internet (VoIP) giả danh các cơ quan pháp luật (công an, tòa án, viện kiểm sát...) gọi điện cho người dân để đe dọa, nhắc nợ cước viễn thông hoặc vi phạm pháp luật, sau đó yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của chúng để chiếm đoạt diễn ra ở nhiều địa phương. Đơn cử như tháng 5/2018, Cục Cảnh sát hình sự phá chuyên án, điều tra chuyên án 418T "Đấu tranh nhóm đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua dịch vụ gọi thoại VoIP". Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố 8 bị can theo điều 174 Bộ luật Hình sự, ra quyết định tạm giam 7 đối tượng (trong đó có 3 đối tượng là người Đài Loan, Trung Quốc).
Hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber, Whatsapp..) cũng diễn biến phức tạp, nổi lên là tình trạng người nước ngoài câu kết với một số người Việt Nam làm quen với người bị hại, tạo lòng tin, hứa gửi tiền, quà tặng có giá trị, sau đó giả mạo nhân viên hải quan gọi điện yêu cầu nạn nhân chuyển tiền làm các thủ tục thông quan để chiếm đoạt. Hình thành một số tụ điểm tội phạm sử dụng công nghệ cao chuyên lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức nhắn tin thông báo trúng thưởng qua mạng xã hội.
Hoạt động kinh doanh theo mô hình đa cấp dù được các cơ quan chức năng tập trung quản lý, giám sát nhưng vẫn diễn biến phức tạp. Các đối tượng lợi dụng hoạt động bán hàng đa cấp để chiếm đoạt với nhiều phương thức, thủ đoạn mới hết sức tinh vi như: Lập website để tổ chức huy động vốn trả lãi suất cao nhằm chiếm đoạt tài sản; lợi dụng hoạt động từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đồng thời, lập và tạo ra nhiều sàn giao dịch các loại tiền điện tử hoạt động theo mô hình đa cấp như: Onecoin, Bitcoin, ILcoin, Gemcoin... để thu hút các nhà đầu tư nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc kinh doanh tiền điện tử trái phép để rửa tiền, ship hàng, trả tiền cá độ bóng đá... Điển hình như vụ Nguyễn Hữu Tiến và đồng phạm thành lập website Otcmax.vn quảng cáo kêu gọi đầu tư dự án với lợi nhuận cao 1,8%/ngày và đầu tư tiền ảo VNCoins với lợi nhuận 2,5%/ngày, đã chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của 6.000 người; vụ Hợp tác xã đào tiền ảo Sky Mining với thủ đoạn quảng cáo là công ty đào tiền ảo "lớn nhất Việt Nam" kêu gọi nhà đầu tư mua máy đào tiền ảo với hứa hẹn sau 12 tháng sẽ trả lại vốn và lãi đến 300% mức đầu tư, đã chiếm đoạt trên 300 tỷ đồng của nhà đầu tư. Các đối tượng thành lập các công ty, giả mạo các dự án của công ty nước ngoài huy động vốn trả lãi suất và hoa hồng theo mô hình đa cấp để chiếm đoạt tài sản của người tham gia.
Tình trạng đánh bạc, cá độ bóng đá trên mạng Internet diễn ra rất phức tạp, số tiền đánh bạc lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Các đối tượng nhà cái ở nước ngoài thường móc nối với các đối tượng trong nước (các đại lý) xây dựng các đường dây lớn tổ chức cho cả người Việt Nam và người nước ngoài.
Triệt phá nhiều vụ án lớn về tội phạm công nghệ cao
Trong bối cảnh đó, Bộ Công an đã tham mưu với Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác bảo đảm an ninh mạng và đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện Đề án Phòng, chống các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao của Chính phủ; Nghị định số 25/2014/NĐ-CP quy định về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; Nghị định số 49/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 25/2011/NĐ-CP và Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Thông qua công tác nắm tình hình, đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an thường xuyên có văn bản thông báo các bộ, ngành liên quan thông báo các phương thức, thủ đoạn của tội phạm và kiến nghị khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, không để tội phạm lợi dụng hoạt động (nhất là các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán thẻ; hoạt động lừa đảo liên quan đến tiền ảo; thẻ cào viễn thông...). Phối hợp với các cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền để người dân và doanh nghiệp cảnh giác, chủ động phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Năm 2016, lực lượng công an đã phát hiện, khởi tố điều tra 217 vụ, 493 bị can phạm tội sử dụng công nghệ cao, nhiều hơn 75% số vụ và 129,3% số bị can so với năm 2015. Năm 2017, đã phát hiện, khởi tố điều tra 197 vụ, 359 bị can phạm tội sử dụng công nghệ cao, ít hơn 9,22% số vụ và 27,18% số bị can so với năm 2016. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, đã khởi tố điều tra 117 vụ, 196 bị can phạm tội sử dụng công nghệ cao, giảm 13,97% vụ, tăng 4,26% bị can so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó đã phát hiện, triệt phá nhiều vụ án lớn như: Vụ án công ty CNC tổ chức đánh bạc, đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet bằng hình thức game bài với gần 43 triệu tài khoản tham gia đánh bạc; 25 đại lý cấp 1 và 5.877 đại lý cấp 2 trên phạm vi toàn quốc để giao dịch mua, bán Rik (tiền ảo) với tổng số tiền thu lợi bất chính trên 9.853 tỷ đồng, thu giữ trên 1.760 tỷ đồng; khởi tố điều tra, làm rõ 105 bị can về các tội danh liên quan./.
H.Y