Sản xuất công nghiệp TPHCM tăng 7,àngiảipháptháogỡnútthắtpháttriểncôngnghiệchelsea f.c. women đấu với câu lạc bộ bóng đá nữ real madrid26% |
Quang cảnh hội thảo. |
Ngành công nghiệp sản xuất đang bị lạc hậu
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho rằng, nền kinh tế bền vững dựa trên nền tảng công nghiệp sản xuất. Bởi nền tảng sản xuất mới đáp ứng yêu cầu phục vụ người tiêu dùng và tránh nguy cơ bị phụ thuộc. Định hướng của thành phố đã khẳng định, dù TPHCM hướng đến phát triển hiện đại, công nghệ cao nhưng vẫn đặt trọng tâm cho phát triển sản xuất. Thực tế phải thừa nhận rằng, ngành công nghiệp sản xuất của thành phố đang bị lạc hậu, tỷ trọng thâm dụng lao động cao, giá trị gia tăng thấp.
Cụ thể, theo Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, giai đoạn 2011-2015 công nghiệp TPHCM tăng trưởng bình quân 5,87%/năm trong khi đó công nghiệp cả nước tăng bình quân 7,39%. Giai đoạn 2016-2021 công nghiệp TPHCM tăng trưởng 2,67%/năm, công nghiệp cả nước tăng trưởng 6,8%/năm, cả thời kỳ 2011-2021 công nghiệp thành phố chỉ tăng 4,11%, công nghiệp cả nước tăng bình quân 7,07%/năm. Đặc biệt, năm 2021 ngành công nghiệp của TPHCM giảm sâu trong khi cả nước tăng trưởng 4,47%/năm.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân được xác định do môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh còn nhiều bất cập; tái cơ cấu ngành công nghiệp còn chậm; cơ cấu phân bố không gian công nghiệp dàn trải, chưa khai thác tốt lợi thế cạnh tranh của thành phố.
Bên cạnh đó, TS Trương Minh Huy Vũ - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết, những hạn chế về nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực đất đai để thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn đã ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp TPHCM.
Kết quả nghiên cứu của Viện này chỉ ra, TPHCM đứng trước những thách thức lớn về quỹ đất cho phát triển công nghiệp. Diện tích đất sạch cho phát triển công nghiệp còn thấp, một số khu công nghiệp được quy hoạch nhưng khó triển khai thực hiện đang được đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch, đồng thời đề nghị bổ sung một số khu công nghiệp mới nhằm đảm bảo quy mô diện tích theo quy hoạch.
Ngành công nghiệp TPHCM cần chuyển đổi để gia tăng giá trị. Ảnh: T.D |
Chuyển đổi để gia tăng giá trị
Do đó, để duy trì đà tăng trưởng cho ngành công nghiệp thành phố, các ý kiến cho rằng, cần thiết phải thay đổi trong tư duy, hành động của lãnh đạo các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân TPHCM trong việc chuyển đổi.
Ông Nguyễn Mạnh Linh, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) cho rằng, TPHCM cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, tạo môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh công nghiệp thuận lợi, ổn định, minh bạch; đẩy mạnh số hóa các thủ tục hành chính; nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (chỉ số PAPI).
Về thu hút đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm, cả về nhà đầu tư và lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong đó, ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dự án có giá trị gia tăng và tác động lan tỏa cao. Song song đó, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công nghiệp, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, khai thác triệt để cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và lợi thế của thành phố…
Ngoài ra, theo đại diện các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp có thế mạnh và chiếm tỷ trọng cao của TPHCM là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp cao su nhựa. Trong bối cảnh hiện nay và xu thế trong thời gian tới, các ngành công nghiệp này của TPHCM cũng cần chuyển đổi, thích nghi để gia tăng giá trị.
Đại diện của Công ty CP Bóng đèn Điện Quang cho biết, việc thúc đẩy phát triển công nghệ hỗ trợ cũng là một trong những lực đẩy quan trọng góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho các ngành công nghiệp của thành phố; giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, là nền tảng, là cơ sở để sản xuất công nghiệp phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp công nghiêp hỗ trợ của thành phố còn nhiều hạn chế về năng lực tổ chức quản lý sản xuất và công nghệ kỹ thuật; thiếu nguồn lực để đổi mới; chưa đủ năng lực cung cấp linh kiện và phụ tùng đáp ứng các yêu cầu để tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Để khuyến khích, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, TPHCM cần tiếp tục duy trì các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển, nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất, cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; xây dựng, cập nhật, chia sẻ cơ sở dữ liệu tập trung và chuyên ngành với cộng đồng doanh nghiệp, hình thành hệ sinh thái chung về công nghiệp hỗ trợ với các ngành sản xuất công nghiệp chủ lực.