您现在的位置是:88Point > Thể thao

【lich thi đấu đức】Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, lo nhất là triển khai ở địa phương

88Point2025-01-24 22:01:32【Thể thao】0人已围观

简介Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trả lời chất vấn chiều 6/6Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban D&ac lich thi đấu đức

Bộ trưởng,ựchiệncácchươngtrìnhmụctiêuquốcgialonhấtlàtriểnkhaiởđịaphươlich thi đấu đức Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trả lời chất vấn chiều 6/6

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh là người thứ hai tham gia phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội, trong phiên làm việc chiều ngày 6/6.

Đã cơ bản hoàn thiện cơ chế, chính sách để triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia

Trong các câu hỏi dành cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, số lượng câu hỏi liên quan đến tiến độ triển khai Chương trình MTQG về phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chiếm tỷ trọng lớn. Điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đặc biệt nhấn mạnh đến điều này và đề nghị Bộ trưởng dành thời gian để trả lời sâu sắc.

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Hầu A Lềnh chia sẻ với trăn trở của các đại biểu Quốc hội.

“Trăn trở của đại biểu cũng chính là trăn trở của chúng tôi và của các cấp, các ngành, các địa phương. Vì Chương trình rất rộng lớn, nằm ở những địa bàn rất là khó khăn, phức tạp. Các dự án, các chính sách tích hợp vào Chương trình bao gồm cả chính sách của giai đoạn trước còn hiệu lực, có những vấn đề mới đặt ra trong thực tiễn, nên việc thực hiện khá khó khăn”, Bộ trưởng giải trình trước Quốc hội.

Trong nhiều báo cáo trước đó về nội dung này, Chính phủ đã nhắc đến những chậm trễ trong hệ thống pháp luật, tiến độ hoàn thiện cơ chế, chính sách để triển khai Chương trình. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hầu A Lềnh rất tự tin chia sẻ về nội dung này trong các phần trả lời.

Hiện nay, theo giải trình của Bộ trưởng, chỉ còn Nghị định sửa đổi Nghị định 27,  đã xin ý kiến các bộ, các thành viên Chính phủ và 16 thành viên Chính phủ đã cho ý kiến xong; Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo là sẽ ban hành trước ngày 15/6 tới. Sau khi Nghị định 27 sửa đổi được ban hành. Ủy ban sẽ sửa đổi và ban hành Thông tư hướng dẫn... 

"Hai năm qua, Chính phủ đã tập trung giải quyết thể chế, các văn bản hướng dẫn, nên đến thời điểm này, về cơ bản hoàn thành hệ thống văn bản hướng dẫn của Chính phủ để làm cơ sở cho địa phương triển khai. Cơ chế, chính sách không còn là vấn đề lo ngại nữa, mà lo nhất là quá trình triển khai trên thực địa”, Bộ trưởng báo cáo.

Thực tế, trong Chương trình, có những dự án đã triển khai cụ thể đến tận thôn, bản, các hộ gia đình, người thực hiện là cán bộ cấn thôn, bản, nên nhiều khi cần thời gian để tập huấn, hướng dẫn cán bộ tại địa bàn. “Trung ương chỉ hướng dẫn, quản lý, đôn đốc, kiểm tra. Tỉnh cũng phân cấp cho huyện, huyện lại phân cấp cho xã, xã, thậm chí xuống đến cấp thôn, bản để tổ chức thực hiện. Việc thực hiện rất khó mà rất là nhiều chi tiết, rất nhỏ lẻ”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Mặc dù các quy định, cơ chế, chính sách theo Bộ trưởng đã cơ bản hoàn thành, nhưng cũng chưa đảm bảo không phát sinh vấn đề trong quá trình thực hiện.

“Trung ương sẽ tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho địa phương. Đối với địa phương, trong các văn bản hướng dẫn sẽ tăng cường phân cấp tối đa mọi nguồn lực cho địa phương. Trách nhiệm địa phương sẽ là tập trung lực lượng để triển khai. Đấy là những điều mà chúng tôi hết sức lo lắng", Bộ trưởng chia sẻ.

Phiên chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chiều 6/6

Liên quan đến tình hình có đồng bào dân tộc vẫn còn đang sống trong vùng đặc biệt khó khăn nhưng đã bị ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn do thay đổi cách đánh giá, phân loại, có 2,1 triệu người là không tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ chính sách bảo hiểm, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết đã báo cáo với Chính phủ và Chính phủ đã giao cho Bộ Y tếđể sửa một số thông tư, chủ trì phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để giải quyết vấn đề này. Dự thảo sửa đổi Nghị định 146 đã bổ sung các đối tượng thuộc diện là không nằm ở các xã khó khăn nhưng còn là các hộ dân tộc thiểu số khó khăn vào diện tiếp tục hưởng chính sách.

Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang soạn thảo thông tư hướng dẫn, đang xin ý kiến của các cơ quan, bộ, ngành liên quan và sẽ trình Chính phủ trong thời gian tới. Còn 11 chính sách mà có liên quan đến các bộ, ngành khác, đó là các chính sách về giáo dục, các chính sách về y tế, về nông nghiệp, về chính sách, về về lao động việc làm thì các bộ như Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục  cũng đang tiếp tục để sửa và sẽ trình Chính phủ trong thời gian tới đây.

“Ủy ban Dân tộc với trách nhiệm của mình sẽ đôn đốc tiến độ công việc”, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cam kết với các đại biểu Quốc hội.

Đến năm 2025, giải quyết 60% nhu cầu đất ở cho đồng bào dân tộc

Về việc thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào và tình trạng chặt phá rừng mà nhiều đại biểu cũng tập trung dành nhiều câu hỏi, Bộ trưởng báo cáo việc thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào là một việc rất lớn và đây là nhu cầu thực tế. Khi xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia và qua quá trình rà soát và báo cáo của các địa phương,  số liệu thống kê đến năm 2019, nhu cầu về đất ở của vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn trên 24.000 hộ gia đình và đất sản xuất là trên 43.000. Nghĩa là đất ở và đất sản xuất đều thiếu.

“Xin báo cáo các đồng chí là Ủy ban Dân tộc sau khi tính toán thì đã đưa vào Báo cáo nghiên cứu khả thi và đã trình với Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1719, trong đó đề ra các chỉ tiêu, mục tiêu  cụ thể. Đó là đến năm 2025, giải quyết 60% nhu cầu đất ở cho 17.000 hộ dân. Giai đoạn tiếp theo là 2026 - 2030 sẽ giải quyết nốt 40%. Số 17.000 này là tập trung vào những vùng rất khó khăn, bà con chưa được có bất cứ một chính sách nào được hỗ trợ nào.

Về đất sản xuất, thống kê từ các địa phương cho thấy nhiều địa phương là có nguồn thu để hỗ trợ, xây dựng thành các khu dân cư tập trung. Tuy nhiên, rất nhiều địa phương là không còn quỹ đất ở, cấp xã cũng không có, cấp thôn không có.

Đây là một vấn đề rất là lớn mà cần phải có những giải pháp thống nhất giữa các bộ, ngành, đặc biệt là triển khai Nghị định 146 của Thủ tướng Chính phủ và các nghị định,... Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lênh cam kết cũng sẽ cùng phối hợp với các bộ, ngành rà soát lại quá trình thực hiện có được quỹ đất cấp cho bà con.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Văn Khải, đoàn Hà Nam còn lo ngại, phân đất đã được giao cho bà con chưa đủ điều kiện sản xuất, hoặc bị mua đi bán lại. “Bộ trưởng có dự kiến đưa nội dung vào Luật Đất đai để giải quyết vấn đề này không”, đại biểu đặt vấn đề.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng cho biết Ủy ban cũng đã tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai, có đề nghị có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục tập quán, chính sách để các đồng bào có đất sản xuất...

很赞哦!(53)