【bảng xếp hạng giải hàn quốc】Khan hiếm nhân lực Blockchain ở Việt Nam không đáng lo ngại

Khan hiếm nhân lực Blockchain là tình trạng chung của thế giới

TheếmnhânlựcBlockchainởViệtNamkhôngđánglongạbảng xếp hạng giải hàn quốco ông Huy Nguyễn, Đồng sáng lập KardiaChain, Blockchain là một lĩnh vực công nghệ hoàn toàn mới không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên toàn thế giới, vì vậy việc có sự khan hiếm nhân lực phát triển Blockchain là điều rất bình thường. 

Và thực tế là nguồn nhân lực xây dựng và phát triển mảng công nghệ nói chung ở Việt Nam từ trước cho đến nay vẫn còn sự thiếu hụt khá lớn, chứ không chỉ ở lĩnh vực Blockchain nói riêng. Điều này là kết quả của việc đào tạo nhân lực công nghệ trong nước đã ưu tiên vào việc trở thành nguồn thuê ngoài (outsource), và đã có rất nhiều công ty công nghệ thành công ở lĩnh vực này; còn nhân lực cho việc tự xây dựng một sản phẩm, dịch vụ công nghệ từ gốc, nhìn chung vẫn còn thiếu.

Tuy nhiên, chỉ tính cục diện lĩnh vực Blockchain tại Việt Nam, hiện tượng này lại không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đang ở cùng một vị trí xuất phát với cả thế giới đón đầu một công nghệ mới, dễ dẫn đến cảm giác chung là hụt hẫng và quá thiếu nguồn lực để thực hiện. Kể cả ở những cái nôi công nghệ trên toàn thế giới như Thung lũng Silicon ở Hoa Kỳ, Ấn Độ hay là Trung Quốc, vẫn có thể thấy sự thiếu hụt nhân sự blockchain là tình hình chung.

Đào tạo nhân lực Blockchain bằng các khoá ngắn hạn tại Việt Nam - Ảnh: S.H.E Blockchain

Đồng quan điểm, ông Phạm Văn Huy, Giám đốc điều hành MoonLab, công ty chuyên thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ Blockchain và phát triển Metaverse cũng cho rằng, việc khan hiếm nhân lực ở mảng này là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi ở cả Việt Nam và quốc tế.

Ông Huy chia sẻ, với việc Việt Nam đang thuộc nhóm nước dẫn đầu về công nghệ Blockchain, đặc biệt công nghệ này đang được ứng dụng sang rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác như tài chính, giáo dục, ý tế, logistics hay nông nghiệp… thì việc tuyển dụng nhân lực chuyên về mảng này đang vô cùng khó. Trong đó, khó khăn lớn nhất là vấn đề chuyên môn khi Blockchain còn khá mới và chưa có chương trình đào tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng, hay kể cả các trung tâm Công nghệ Thông tin trong nước.

Cả ông Huy Nguyễn và ông Phạm Văn Huy đều cho biết, trong những khó khăn về nhân lực, Việt Nam lại là một nơi sản sinh ra nhiều nhân tài trong mảng công nghệ mới, và là nguồn cung cấp nhân lực cho rất nhiều nơi trên thế giới. Những kỹ sư và lập trình viên Việt Nam có thế mạnh về sự linh hoạt rất cao và học hỏi những thứ mới rất nhanh. Khi có xu hướng công nghệ mới xuất hiện, họ có thể linh động chuyển sang học hỏi, tự tìm tòi, tham gia trực tiếp vào thị trường, học qua Internet… và đạt được hiệu quả nhất định dù không hoàn toàn được đào tạo chuyên sâu. 

Người Việt Nam đã có thể tạo ra được những hợp đồng thông minh (smart contract) từ Blockchain, hoặc xây dựng các nền tảng chỉ qua những khóa học ngắn hạn, phần nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong thời gian này. 

Nhưng theo hai ông, đây chỉ là những giải pháp tức thời và không có tính bền vững.

Cần có các trung tâm nghiên cứu và các khoá học ngắn hạn chuyên sâu

Với kinh nghiệm của mình từ Thung lũng Silicon và nhiều năm phổ cập Blockchain tại Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau, ông Huy Nguyễn, Đồng sáng lập KardiaChain cho rằng, chúng ta cần phải có sự chú trọng hơn về mặt chiều sâu chứ không chỉ là bề nổi của hiện trạng ngày nay.

Theo ông Huy Nguyễn, nếu có thể giải quyết được những vấn đề từ gốc, Việt Nam có thể dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong vòng 5-10 năm tới và giúp Blockchain trở thành một công nghệ được ứng dụng đại trà.

Trong đó, để có được nguồn nhân lực Blockchain dồi dào cả về số lượng lẫn chất lượng, cần chú trọng vào mặt đào tạo nhân sự từ dưới lên, đan xen hàng ngang và từ trên xuống.

Thứ nhất, các Trung tâm nghiên cứu, các trường Đại học, các doanh nghiệp nên có một kế hoạch đào tạo nhân sự từ gốc rễ được nguồn lực được vững vàng. Cần có sự đối thoại ở nhiều cấp độ giữa các lãnh đạo nhà nước, chủ doanh nghiệp xuống phía dưới với những quản lý trung cấp và cả nhân viên, sinh viên, đẩy mạnh việc giáo dục chính quy bài bản để giúp việc đào tạo diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn.

Thứ hai, những khóa học về Blockchain ngắn hạn có chất lượng tốt là rất cần thiết cho những người có ý định chuyển ngành, nắm bắt được trong thời gian ngắn, giúp việc chuyển đổi hàng ngang diễn ra linh hoạt hơn.

Điều thứ ba chính là thu hút những chuyên gia công nghệ được đào tạo hoặc đang làm việc ở nước ngoài quay về để đóng góp cho nước nhà. Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn luôn trong trạng thái “chảy máu chất xám”. Với những cơ hội việc làm mang tính thách thức và thu nhập hấp dẫn từ việc phát triển Blockchain, một “làn sóng cá hồi” quay về nước của những chuyên gia ở nước ngoài sẽ đem về những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để định hướng sự phát triển công nghệ Blockchain theo cách đúng đắn nhất.

Đào tạo thực chiến về Blockchain tại doanh nghiệp là một giải pháp cải thiện nguồn nhân lực Blockchain tại Việt Nam - Ảnh: MoonLab

Ông Phạm Văn Huy, Giám đốc điều hành của MoonLab cũng chia sẻ thêm, để tăng cường nhân lực mảng này cần có thêm các chương trình hợp tác quốc tế; các trung tâm đổi mới sáng tạo nên có phòng thực hành, chương trình đào tạo ngắn hạn, cập nhật công nghệ mới cho sinh viên; những doanh nhân công nghệ từ các doanh nghiệp đã thành công trong lĩnh vực Blockchain cần quay lại đào tạo nhân lực, bổ sung vào doanh nghiệp mới.

Đặc biệt, theo ông, nên có các khoá đào tạo thực chiến cho sinh viên, chẳng hạn như tại MoonLab, các bạn sinh viên chuyên ngành CNTT sắp ra trường sẽ được nâng cao kỹ năng, kiến thức về ngành Blockchain, bởi đội ngũ phát triển nhiều năm kinh nghiệm của công ty. Tùy vào năng lực, thực tập sinh sẽ được đề nghị một mức lương hấp dẫn để ở lại và gia nhập đội ngũ, với những cam kết về thời gian làm việc sau khi được đào tạo.

Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain cũng cho rằng, Việt Nam cần sớm thành lập các Trung tâm, khoá đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng cho ngành công nghệ này. Hiện nay, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đang theo đuổi một trong sáu nhiệm vụ mục tiêu đó là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ số. Cụ thể, kể từ khi thành lập đến nay, Hiệp hội đã kết nối và hợp tác chiến lược nhằm chung tay tạo ra nguồn lực nhân sự giỏi để góp phần vào tiến trình nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng, triển khai, kinh doanh công nghệ Blockchain theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đào tạo Blockchain miễn phí cho phái nữ ở Việt Nam

Một trong những hình thức đào tạo ngắn hạn về Blockchain tại Việt Nam vừa qua đáng chú ý là việc xuất hiện tổ chức S.H.E Blockchain, chuyên đào tạo Blockchain cho phái nữ.

Theo đó, tổ chức này đã tiến hành đào tạo khoá đầu tiên hoàn toàn miễn phí, bằng cách cung cấp các suất học bổng cho nữ giới có đam mê theo ngành Blockchain theo học. Khoá học đã có 250 học viên đăng ký và giai đoạn 1 đã tiến hành đào tạo cho 120 học viên ở cả 2 miền Nam – Bắc. Sau quá trình thanh lọc, đặc biệt là các bài kiểm tra về tiếng Anh, tư duy, kỹ năng mềm và kiến thức về Blockchain, hiện khoá học còn 30 học viên được đi tiếp vào giai đoạn 2.

Theo Nhà đồng sáng lập & Chủ tịch của S.H.E Blockchain, Huỳnh Vũ Thuỷ Tiên, các nhân sự này trước khi tốt nghiệp sẽ được thực tập tại các đối tác của tổ chức. Sau khi tốt nghiệp sẽ đảm nhận các vị trí quản lý kinh doanh, mở rộng đối tác, xây dựng cộng đồng, triển khai chiến lược truyền thông và được hỗ trợ xây dựng nhân hiệu để trở thành những KOL trong ngành.

Lê Mỹ

Chúng ta chỉ mới nhìn thấy một phần rất nhỏ về thị trường ứng dụng BlockchainTheo ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, phần lớn chúng ta hiện chỉ nhìn thấy một phần rất nhỏ về thị trường ứng dụng Blockchain, vô tình bỏ qua bức tranh tổng thể về công nghệ này đang được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực.