【đội hình leicester】Kiểm tra formaldehyt và nỗi khổ của doanh nghiệp
Theểmtraformaldehytvànỗikhổcủadoanhnghiệđội hình leicestero ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia dự án GIG, các quy định kiểm tra chuyên ngành không đủ rõ ràng làm phát sinh nhiều vướng mắc, nhưng các vướng mắc không được xử lý kịp thời, để kéo dài, gây khó khăn cho cả cơ quan thực thi và DN. Ví dụ, sản phẩm hoàn chỉnh được làm từ nhiều loại nguyên liệu, trong đó có loại nguyên liệu thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành thì có phải kiểm tra đối với nguyên liệu thành phần đó không? Chẳng hạn mặt hàng là ghế được bọc vải, vậy có phải kiểm tra formaldehyt đối với phần vải bọc ghế hay không. Vấn đề này chưa được quy định rõ ràng khiến cho các DN gặp không ít vướng mắc khi nhập khẩu hàng hóa. Mới đây, tại hội nghị chuyên đề về kiểm tra chuyên ngành, đại diện 1 DN cho biết, DN của ông nhập khẩu 1 chiếc ghế để phục vụ cho cuộc thi Hoa hậu trong nước, tuy nhiên trong việc làm thủ tục nhập khẩu ông gặp không ít khó khăn do phải thực hiện kiểm tra hàm lượng formaldehyt. Không chỉ vậy, có DN cho rằng, họ nhập khẩu 30 cái áo để phục vụ đại biểu tại hội nghị, nhưng do phải cắt mẫu để kiểm tra formaldehyt, nên một đại biểu không có áo để mặc!
Công ty chuyển phát nhanh DHL cho biết, đối với kiểm tra chuyên ngành DN gặp vướng nhiều nhất là Thông tư số 32/2009/TT-BCT ngày 5-11-2009 của Bộ Công Thương quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt. Đối với mẫu vải quy định 25m, nếu khách hàng nhập khẩu 30 cái mũ phục vụ cho hội nghị cũng phải đi kiểm tra chuyên ngành. Chi phí đi kiểm rất bất hợp lý, giá 2.100.000đồng/mẫu, lấy mẫu tại DN mất thêm 500.000 đồng/mẫu, thời gian thực hiện từ 3-5 ngày… gây nhiều khó khăn cho khách hàng, chính vì thế, trên thực tế nhiều khách hàng bỏ hàng không nhận vì thủ tục quá rắc rối.
Không chỉ vướng đối với DN nhập khẩu hàng kinh doanh, nhưng DN gia công cũng kêu khó về quy định này. Đại diện Công ty giày Chin Lu (Long An) cho rằng, doanh nghiệp gia công giày thể thao thương hiệu Nike, nên thường nhập khẩu nhiều giày mẫu phục vụ cho chào hàng, nhận dạng tại các công xưởng, đồng thời nhập khẩu vải simili cho giày mẫu đó, theo quy định tại Thông tư 32, các mẫu này đều phải kiểm tra hàm lượng formaldehyt. Hàng tháng công ty nhập khẩu nhiều lần, nhưng lần nào cũng phải kiểm tra lại mất nhiều chi phí, khoảng 40-50 triệu đồng mỗi tháng. Trong khi đó, hàng mẫu nhập khẩu mỗi tháng đều như nhau, nhưng vẫn tốn chừng ấy chi phí cho việc kiểm tra.
Theo phản ánh của các DN dệt may, trong thời gian qua, các DN cũng thường gặp vướng mắc trong thủ tục kiểm tra hàm lượng formaldehyt đối với các sản phẩm dệt may theo Thông tư số 32/2009/TT-BCT ngày 5-11-2009 của Bộ Công Thương. Bởi đây là loại thủ tục quản lý chuyên ngành yêu cầu số lượng giấy tờ nhiều nhất, với 10 loại chứng nhận về hàm lượng formaldehyt, trong đó có 7 loại chứng từ bắt buộc phải có. Cụ thể, đối với các lô hàng nhập kinh doanh, các lô hàng này phải thực hiện việc kiểm tra và giám định hàm lượng formaldehyt, amin thơm… Để thực hiện yêu cầu này, bên cạnh chi phí phát sinh (khoảng 3-5 triệu đồng/lô), thời gian thủ tục này thường kéo dài do yêu cầu của quy trình kiểm định, dẫn tới lô hàng chậm được đưa vào sản xuất (từ khi gửi mẫu nguyên liệu đi kiểm tra và lấy kết quả giám định, thông quan khoảng 15 ngày).
Đối với lô hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, nghĩa vụ chứng minh lô nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, DN phải có văn bản giải trình gửi cơ quan Hải quan, kèm theo là hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu… Bên cạnh đó, các DN cho rằng, do vướng kiểm tra chuyên ngành, nên 100% hồ sơ nhập khẩu hàng sản xuất xuất khẩu của DN bị phân luồng Vàng (kiểm tra hồ sơ), làm cho DN bị chậm thông quan hàng hoá, phải chuẩn bị thêm nhiều hồ sơ, chứng từ.
Để tạo thuận lợi cho việc XNK hàng hóa, các DN kiến nghị, với các sản phẩm nhập khẩu từ khu vực có tiêu chuẩn cao hơn Việt Nam hoặc sản phẩm có chứng nhận của các tổ chức có uy tín của nước xuất khẩu thì được miễn trừ kiểm tra chuyên ngành. Các DN cũng đề xuất nên bỏ quy định kiểm tra formadehyt với DN nhập khẩu, nhà sản xuất/cung ứng thường xuyên đạt yêu cầu. Nếu không có biện pháp quản lý hữu hiệu, công bằng khi hàng hóa tham gia lưu thông trong nước, Bộ Công Thương nên bỏ quy định này. Bởi vì, trên thực tế hàng nhập khẩu, sản xuất trong nước khi tham gia lưu thông không có bất kỳ bằng chứng gì đảm bảo các lô hàng đều đã được kiểm tra, đạt yêu cầu theo quy định của Thông tư 32…