【shb đà nẵng vs】Đã thiết lập được hệ thống phòng ngừa phế liệu nhập khẩu từ xa

rac

Lô hàng 5 container chứa rác phế liệu do cơ quan hải quan phát hiện,Đãthiếtlậpđượchệthốngphòngngừaphếliệunhậpkhẩutừshb đà nẵng vs xử lý tại cảng Hải Phòng tháng 8/2018. Ảnh: T.L

Giảm 13 doanh mục phế liệu được nhập khẩu

Ông Hoàng Văn Thức cho biết, từ tháng 6/2018 khi có thông tin phế liệu nhập khẩu tồn đọng ở các cảng, Bộ TN&MT đã phối hợp với các bộ, ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra. Ngày 17/9, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 27/CT-TTg đề ra một số giải pháp khắc phục, quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam.

Chỉ thị 27 của Thủ tướng Chính phủ đã giao trách nhiệm cho nhiều bộ, ngành địa phương tập trung, rốt ráo xử lý vấn đề phế liệu nhập khẩu. Bộ TN&MT được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ xem xét công tác quản lý, cấp phép đối với hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Thực hiện nhiệm vụ, Bộ TN&MT đã dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị đinh quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, trong đó nội dung quản lý phế liệu nhập khẩu được quy định chặt chẽ, đảm bảo kiểm soát hiệu quả hoạt động nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam.

“Dự thảo Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, Bộ TN&MT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giảm 13 loại phế liệu (danh mục trước đây là 36). Những loại phế liệu được loại ra khỏi dự thảo danh mục lần này vì có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, hoặc là những loại phế liệu nằm trong danh mục nhưng doanh nghiệp chưa nhập khẩu về”, ông Thức cho hay.

Cũng để kiểm soát chặt chẽ chất lượng phế liệu nhập khẩu của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, Bộ TN&MT đã rà soát và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với 6 nhóm phế liệu nhập khẩu, bao gồm: Phế liệu sắt, thép; phế liệu nhựa; phế liệu giấy; phế liệu kim loại màu; phế liệu hạt lò cao. Đây đều là những loại được sử dụng phổ biến trong quá trình sản xuất.

Đồng thời, Bộ TN&MT cũng thanh tra, kiểm tra công tác cấp phép nhập khẩu phế liệu trên toàn quốc. Theo đó, Bộ TN&MT đã tiến hành thanh tra cấp phép nhập khẩu phế liệu ở Bộ TN&MT, Sở TN&MT, các sở được cấp phép nhập khẩu phế liệu trong thời gian qua và một số cơ sở giám định độc lập đã được Bộ TN&MT chỉ định đánh giá chất lượng phế liệu nhập khẩu. Hiện nay, kết quả này đã được Bộ TN&MT môi trường cập nhật và sẽ thông tin sớm nhất.

Theo đó, từ ngày 7/8, Bộ TN&MT dừng xem xét, cấp Giấy xác nhận cho các tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 27/CT-TTg. Hiện Bộ TN&MT chỉ cấp phép cho những doanh nghiệp có nhu cầu nhập phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, trực tiếp sản xuất ra hàng hóa có giá trị.

Cách thức xử lý lô phế liệu tồn đọng

Ông Thức cho biết thêm, thời gian qua, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải đều có văn bản chỉ đạo điều hành ngăn chặn phế liệu nhập khẩu sai quy định về trong nước. Chỉ thị số 27 đã thiết lập được cơ chế phòng ngự từ xa, kiểm soát phế liệu từ biên giới trước khi được nhập vào nước ta.

Cụ thể: Bộ Tài chính đã chỉ đạo các cơ quan trong đó có Tổng cục Hải quan điều chỉnh ở tờ khai manifest, là yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải khai thông tin có Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường của cơ quan môi trường cấp hay không và giấy này còn hiệu lực không. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng không cho phép nhập khẩu phế liệu đối với hàng tạm nhập tái xuất. Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng ra văn bản chỉ đạo đối với nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chỉ tiếp nhận bằng đường biển để kiểm soát phế liệu nhập khẩu.

Với những giải pháp này, Việt Nam đã có biện pháp phòng vệ từ xa đối với phế liệu nhập khẩu và đã có cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan. “Từ cuối tháng 9, chúng ta đã kiểm soát được những tàu vận chuyển phế liệu vào trong nước. Khi tàu nhập cảng, các cơ quan liên quan sẽ kiểm tra lô hàng đó có Giấy xác nhận đủ điều kiện môi trường không thì mới cho hàng được dỡ xuống cảng”, ông Thức cho biết.

Theo ông Hoàng Văn Thức, hiện Bộ TN&MT đã hoàn thành dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án xử lý phế liệu tồn động tại cảng. Đối với việc giảm áp lực lưu giữ, tồn đọng hàng hóa tại cảng biển, hiện nay, cả nước có 4 cảng biển là cửa khẩu nhập có lượng hàng hóa thực hiện thủ tục hải quan lớn nhất cả nước, bao gồm: Hải Phòng, Cát Lái, Bình Dương và Cái Mép. Trong đó, cảng Cát Lái đang diễn ra tình trạng ùn tắc phế liệu.

Theo ông Thức, để đảm bảo thời gian lưu thông hàng hóa, Cục Hàng hải Việt Nam đã chỉ đạo Cảng vụ hàng hải cảng Cát Lái di chuyển 1.200 container tồn đọng sang cảng Hiệp Phước để thực hiện thủ tục hải quan. Trong thời gian tới, để tiếp tục cắt giảm áp lực hàng hóa tồn đọng tại cảng, thúc đẩy quá trình thông quan nhanh các loại hàng hóa, Cảng vụ hàng hải cảng Cát Lái phối hợp với cơ quan Hải quan di chuyển hàng tồn đọng về Tân cảng ICD Long Bình để lưu giữ và thực hiện thủ tục hải quan.

Đối với các lô hàng phế liệu tồn đọng, hiện các Bộ đã thống nhất tiến hành phân thành các nhóm phế liệu tồn đọng căn cứ trên thời gian lô hàng phế liệu về đến cảng. Đối với những lô hàng phế liệu tồn đọng quá 90 ngày và không tìm được chủ hàng, các Bộ thống nhất kiểm tra, phân định và yêu cầu tái xuất đối với những lô hàng phế liệu đảm bảo yêu cầu thực hiện xử lý theo quy định pháp luật về môi trường và hải quan.

Ngoài ra, đối với những lô hàng trên 90 ngày ông Thức cũng thông tin, hiện đang tìm chủ hàng hoặc đang trong quá trình thực hiện thủ tục thông quan, cơ quan Hải quan tiếp tục xử lý theo đúng quy định về xuất nhập, khẩu hàng hóa./.

Hồng Quyên