【số liệu thống kê về napoli gặp a.c. monza】Những bước tiến lớn để hình thành Kho bạc Nhà nước điện tử vào năm 2020
Kho bạc Nhà nước Bắc Giang: Hiệu quả rõ rệt từ công tác phối hợp thu | |
Kho bạc Nhà nước Lào Cai: Hơn 92% đơn vị sử dụng ngân sách sử dụng dịch vụ công trực tuyến | |
Quy định mới về chức năng,ữngbướctiếnlớnđểhìnhthànhKhobạcNhànướcđiệntửvàonăsố liệu thống kê về napoli gặp a.c. monza nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh | |
Kho bạc Nhà nước TP. Hạ Long sẽ sáp nhập vào KBNN tỉnh Quảng Ninh |
Hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Hà Nam. |
Minh bạch, tăng tính liên thông
Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2020 với một trong những mục tiêu chủ yếu là: “Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử”. Lấy công nghệ thông tin làm chủ đạo để hình thành Kho bạc điện tử, KBNN đã xây dựng TABMIS (Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc) làm xương sống thực hiện các cải cách tài chính - ngân sách. Theo đánh giá của bà Đặng Thị Thủy, Phó Tổng giám đốc KBNN, hệ thống lõi về ngân sách và kho bạc - TABMIS hoàn thành từ năm 2012 đóng vai trò là trung tâm, là một trong những hệ thống thông tin quản lý lớn nhất của Bộ Tài chính, kết nối các cơ quan tài chính, KBNN và các bộ ngành T.Ư. Đồng thời TABMIS đã kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu với một số hệ thống liên quan của KBNN và các đơn vị trong ngành Tài chính và hệ thống ngân hàng.
Từ các bước đi trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa, KBNN đã hoàn thành việc triển khai hệ thống Thanh toán song phương điện tử và Phối hợp thu ngân sách điện tử với các ngân hàng thương mại theo mô hình tập trung. Đây là một bước tiến lớn trong công tác thu ngân sách và công tác quản lý ngân quỹ, tạo điều kiện cho người nộp thuế có thể lựa chọn địa điểm và phương thức nộp phù hợp nhất với mình, nhất là việc có thể nộp tiền ngoài giờ hành chính. Việc này giúp giảm thời gian thực hiện 1 giao dịch thu nộp ngân sách nhà nước và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN.
Phó Tổng giám đốc KBNN thông tin, đến nay đã có 98% giao dịch thu ngân sách nhà nước được thực hiện bằng hình thức điện tử liên thông ngân hàng-kho bạc-thuế-hải quan, chỉ còn khoảng 2% số lượng giao dịch thu ngân sách nhà nước thực hiện thủ công, chủ yếu liên quan đến thu phạt, lệ phí hành chính ở địa phương.
KBNN đang triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đến các đơn vị sử dụng ngân sách trong toàn hệ thống KBNN. Đến tháng 8/2019, đã có trên 40.000 đơn vị sử dụng hệ thống. Mục tiêu đến hết năm 2020 sẽ triển khai với 120.000 đơn vị hành chính, sự nghiệp của 4 cấp ngân sách. Dịch vụ công trực tuyến đã tạo sự công khai, tăng tính minh bạch, hướng tới sự hài lòng, thuận lợi và giảm thời gian, chi phí đi lại, chi phí hoạt động của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Bên cạnh đó, đến nay, KBNN cũng đã hoàn thành xây dựng kho dữ liệu về thu, chi ngân sách nhà nước. Các hoạt động nghiệp vụ của KBNN là một thành phần của kiến trúc cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính và phục vụ đắc lực công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước cũng như phục vụ cho việc cung cấp số liệu cho Văn phòng Chính phủ, chia sẻ dữ liệu với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ ngành và địa phương về tình hình thu chi ngân sách. Từ đó, góp phần tạo tiền đề cho việc hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính nhằm cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo hiệu quả hơn.
Với mục tiêu hoàn thành Kho bạc điện tử, KBNN cũng ứng dụng công nghệ di động vào cảnh báo rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước. Hệ thống cảnh báo rủi ro cung cấp thêm kênh thông tin trực tuyến qua thiết bị di động thông minh cho khách hàng về tình hình biến động về số dư tài khoản, trạng thái xử lý hồ sơ, chứng từ của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong quá trình giao dịch với KBNN một cách nhanh chóng, kịp thời.
"Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số là con đường tất yếu trong xu hướng toàn cầu hiện nay và qua thực tế đã chứng minh là yếu tố hàng đầu trong cải cách nền tài chính công, đóng góp to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ thống KBNN đã nhận thức được ngay từ khi triển khai dự án TABMIS là việc xây dựng Chính phủ điện tử, sự nghiệp hiện đại hóa không chỉ là nhiệm vụ của riêng lĩnh vực công nghệ thông tin mà phải cải cách toàn diện, đồng bộ từ cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ, hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin đến tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực. KBNN đã và đang tích cực cùng các đơn vị trong ngành Tài chính triển khai và quyết tâm thực hiện theo định hướng, mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Bộ Tài chính đã đặt ra", lãnh đạo KBNN khẳng định.
Cần sự phối hợp đa chiều
Theo bà Đặng Thị Thủy, triển khai Chính phủ điện tử là nhu cầu cấp bách với mục tiêu cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên việc triển khai đòi hỏi cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị. Hiện nay, một trong các vướng mắc lớn nhất khi triển khai Chính phủ điện tử đối với hệ thống KBNN là sự phối hợp, liên thông giữa các cơ quan, tổ chức trong kết nối, chia sẻ, trao đổi dữ liệu điện tử giữa các bên. Về thu NSNN, việc thực hiện điện tử hóa quy trình thu phạt vi phạm hành chính do các cơ quan ra quyết định phạt vi phạm hành chính chưa có sự chia sẻ dữ liệu điện tử về phạt vi phạm hành chính với KBNN khiến KBNN chưa thể cung cấp tiện tích, dịch vụ điện tử cho người dân nộp phạt vi phạm hành chính. Dữ liệu điện tử về thu phí, lệ phí thủ tục hành chính cũng chưa được các cơ quan quản lý (Trung tâm hành chính) cung cấp, chia sẻ cho KBNN. Đối với chi ngân sách nhà nước, mặc dù KBNN đang triển khai dịch vụ công điện tử về kiểm soát chi ngân sách nhà nước nhưng theo quy định hiện nay các đơn vị sử dụng ngân sách vẫn phải tải tệp scan hồ sơ kiểm soát chi như các hợp đồng mua sắm công mà chưa có cơ chế chia sẻ dữ liệu về đấu thầu điện tử, hợp đồng điện tử từ cơ quan liên quan đến KBNN để đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các đơn vị sử dụng ngân sách khi tham gia dịch vụ công trực tuyến KBNN.
Để giải quyết những vấn đề này, KBNN kiến nghị Chính phủ sớm ban hành quy định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu để các cơ quan, tổ chức thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện. Ngoài ra, các cơ quan ra quyết định phạt cung cấp, chia sẻ dữ liệu điện tử về phạt vi phạm hành chính để KBNN cung cấp dịch vụ nộp phạt vi phạm hành chính qua dịch vụ công trực tuyến. Các cơ quan quản lý (Trung tâm hành chính) cũng cần cung cấp, chia sẻ dữ liệu về phí, lệ phí hành chính để KBNN cung cấp dịch vụ nộp phí, lệ phí qua dịch vụ công trực tuyến.
Đồng thời, KBNN cũng kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hình thành cơ sở dữ liệu điện tử về đấu thầu điện tử và hợp đồng điện tử và cung cấp, chia sẻ với KBNN để đơn giản hóa thủ tục hành chính cho đơn vị sử dụng ngân sách.
Đặc biệt, để tiếp tục triển khai hiệu quả Chính phủ điện tử, KBNN kiến nghị lãnh đạo Bộ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong Bộ Tài chính tích cực phối hợp với KBNN hoàn thiện chính sách pháp luật, các ứng dụng công nghệ thông tin và môi trường kết nối liên thông đồng bộ giữa các hệ thống thông tin trong ngành Tài chính từ T.Ư đến địa phương nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các hệ thống hiện tại và tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trong Kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử ngành Tài chính được ban hành theo QĐ 844/QĐ-BTC.