【thổ nhĩ kỳ vs ý】Bù Đăng: Công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Toàn cảnh miếu Thần Hoàng

Miếu Thần Hoàng,ĐăngCocircngbốDisảnvănhoacuteaphivậtthểquốthổ nhĩ kỳ vs ý Đức Hòa ở Bù Đăng được hình thành cách đây 60 năm (năm 1962) nhằm đáp ứng nhu cầu thờ cúng và thực hành tín ngưỡng dân gian của người Kinh ở Đức Phong. Cùng với quá trình đó, các lễ hội ở đây được hình thành và tồn tại cho đến ngày nay, trong đó có lễ hội Cầu bông. Với đặc trưng canh tác nông nghiệp của người Kinh ở Bù Đăng trước đây phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên, lễ hội Cầu bông của người Kinh ở Đức Phong với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối phát triển thuận lợi, mùa màng bội thu. Do đó hằng năm vào tháng 10 âm lịch, miếu Đức Hòa tiến hành lễ hội Cầu bông nhằm dâng hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã có công khai phá, tạo dựng nên xóm làng trong thời kỳ khai hoang, mở cõi; cầu trời đất, các vị thần linh phù hộ cho người dân nơi đây có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng Nguyễn Văn Lưu trao chứng nhận của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cho Ban quản lý miếu Thần Hoàng - Đức Hòa

Cùng với thời gian, lễ hội Cầu bông của người Kinh ở Đức Phong chứa đựng các giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu, phản ánh đặc trưng riêng của địa phương. Lễ hội này được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là niềm vinh dự của nhân dân Đức Phong mà còn là niềm tự hào của nhân dân huyện nhà.

Tại buổi lễ, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng Nguyễn Văn Lưu đã trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội truyền thống, lễ hội Cầu bông của người Kinh tại thị trấn Đức Phong. Đồng thời đề nghị Đảng ủy, chính quyền thị trấn Đức Phong, Ban quản lý miếu Thần Hoàng phối hợp chặt chẽ với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tăng cường công tác bảo vệ để phát huy tốt các di sản, xây dựng, đưa lễ hội Cầu bông trở thành một bộ phận trong quần thể các điểm du lịch tâm linh của huyện.