Giờ học tiếng Việt ở Trường tiểu học Thượng Quảng (Nam Đông)
Trước nhiều ý kiến về việc sử dụng SGK,ếnkhíchhọcsinhkhôngviếtvẽvàosáchgiárangers đấu với hearts sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông gây lãng phí, không tái sử dụng được sau mỗi năm, Bộ GD&ĐT ra Chỉ thị số 3798/CT-BGDĐT, trong đó nêu rõ: “Hướng dẫn học sinh nghiên cứu SGK để thực hiện các hoạt động học và ghi kết quả học tập vào vở; không viết, vẽ vào SGK “. Sở GD&ĐT đã yêu cầu các trường hướng dẫn các em không viết, vẽ trực tiếp vào SGK. Ngoài ra, Sở GD&ĐT chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ quản lý, giáo viên vi phạm quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục, khiến học sinh phải mua quá nhiều ấn phẩm tham khảo nhưng sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí.
Nhiều giáo viên tiểu học (TH) cho rằng, yêu cầu này chưa phù hợp với học sinh ở tiểu học, đồng thời gây khó khăn cho giáo viên trong việc giảng dạy. Cô giáo Trần Thị Tố Oanh, giáo viên lớp 1 Trường TH số 1 Quảng Phú (huyện Quảng Điền), cho hay: “Yêu cầu học sinh lớp 1 không viết, vẽ vào SGK là điều rất khó. Các em chưa biết đọc, biết viết thì làm sao có thể chép đề bài vào vở rồi làm; nhất là, những bài điền số vào các ô trống trong các hình vẽ, học sinh không thể vẽ các hình này vào vở rồi mới làm”. Nhiều giáo viên Trường TH số 1 Quảng Phú đã thử dạy một tiết tiếng Việt khi các em không được phép viết vào SGK mà phải chép đề bài vào vở. Chỉ riêng thời gian để các em ghi xong đoạn văn đó vào vở cũng đã mất gần 15 phút, hết 1/3 tiết học nên không kịp dạy nội dung khác.
Hiện nay, hầu hết SGK được sử dụng trong các trường phổ thông đều yêu cầu học sinh làm bài tập trực tiếp vào sách. Bộ SGK lớp 1 cũng có đến 6/8 cuốn in bài tập, đặc biệt là cuốn toán lớp 1 còn yêu cầu học sinh tô màu vào sách…Việc thiết kế các hình ảnh, hình vẽ trực quan sinh động giúp cho học sinh lớp 1 dễ dàng tiếp nhận kiến thức hơn. “Nếu chỉ nghiên cứu trong SGK còn kết quả phải ghi vào vở thì đi ngược lại mục đích của việc thiết kế này. Hiện, các giáo viên trong trường không thể thực hiện theo yêu cầu của sở vì khi chỉ thị nói trên ban hành, các em đã viết hơn 1/3 cuốn sách, nếu không viết nữa cũng không thể sử dụng được” . Thầy giáo Nguyễn Thế Sinh, Hiệu trưởng Trường TH Quang Trung (TP. Huế) trao đổi.
Chị Nguyễn Ngọc Anh, phụ huynh có con học ở Trường TH Lê Lợi (TP. Huế), cho hay: “Chúng tôi bỏ tiền ra mua sách cho con chứ không phải do nhà trường cấp nên sách thuộc sở hữu của học sinh. Việc không viết, vẽ vào sách chỉ nên giáo dục, khuyến khích dạy trẻ giữ gìn. Nếu học sinh vẫn viết vào sách hoặc cha mẹ muốn các em viết vào để học thì giáo viên cũng không thể can thiệp”.
Ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhiều học sinh mượn sách của thư viện nhà trường nên các em thường viết bút chì trong SGK. Hết năm học, giáo viên trong trường tiến hành gôm (tẩy) lại sạch sẽ để cho các em khóa sau có SGK để học. Thầy giáo Đặng Xuân Thu, Hiệu trưởng Trường TH Thượng Quảng (huyện Nam Đông) cho biết: Toàn trường có khoảng 50 bộ SGK dành cho học sinh dân tộc thiểu số mượn để học thường xuyên. Nhiều gia đình đông con nên trường khuyến khích các em giữ sách, vở sạch đẹp, không viết vào SGK để dành cho các em trong gia đình sử dụng vào những năm tiếp theo. Tất nhiên, khi không viết trực tiếp vào SGK, các em viết rất chậm.
Theo ông Phan Văn Hải, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học - Sở GD&ĐT, Chỉ thị 3798 của Bộ GD&ĐT nhằm yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh hạn chế việc viết vào SGK chứ không cấm hoàn toàn. Do đó, sở ra văn bản chỉ đạo khuyến khích các trường hướng dẫn học sinh không được viết vào SGK trong quá trình học tập để SGK vẫn còn có thể tiếp tục được sử dụng trong năm sau. Điều này sẽ giúp các gia đình tiết kiệm chi phí, không phải mua SGK cho con nhỏ hơn hoặc có thể quyên góp để ủng hộ học sinh miền núi, dân tộc…
Bài, ảnh:Huế Thu