【agmk vs】Nỗi lo trên những tuyến đường quê

Những năm gần đây,ỗilotrnnhữngtuyếnđườagmk vs mạng lưới đường giao thông phát triển giúp cải thiện điều kiện đi lại cho người dân. Nhưng đâu đó, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn cho người tham gia giao thông.

Một đoạn trên tuyến Đường tỉnh 927 cần được sửa chữa sớm.

Theo phản ánh từ người dân địa phương, chúng tôi ghi nhận thực trạng mặt Đường tỉnh 927 (đoạn từ cổng chào Phụng Hiệp đến thành phố Ngã Bảy) bắt đầu xuất hiện nhiều lỗ hổng, bong tróc. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ mất an toàn giao thông trong mùa mưa, đặc biệt trên tuyến có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đông.

Bà Lê Thị Hồng, ở khu vực 2, phường lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy, cho biết: “Đường tỉnh 927, đoạn qua địa bàn thành phố còn được gọi tên đường 30 Tháng 4. Lúc mưa mấy ngày liền có người sụp bánh xe té trước nhà mình. Thấy vậy, tôi mua đá lấp tạm mấy chỗ lõm trên mặt đường tránh văng nước và giúp người đi đường không bị sụp bánh. Chung quy, đoạn này hư hỏng mấy lần rồi, do xe tải chạy nhiều. Tôi mong cơ quan chức năng bảo dưỡng lại cho bà con đi, chứ để xuống cấp nặng sợ tai nạn”. Theo chính quyền địa phương, đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông khá đông trong giờ cao điểm nên cơ quan quản lý cần duy tu sớm để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Không tấp nập, vội vã như ở khu vực đô thị, những tuyến đường nông thôn cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao. Do đặc trưng địa hình, nhiều tuyến đường nông thôn được đầu tư ven các tuyến sông, kênh, khó tránh khỏi những đoạn cong, uốn lượn. Một số đoạn xa nhà ở của người dân không được phát quang thường xuyên nên bị cây che khuất tầm nhìn. Người tham gia giao thông chạy xe với tốc độ cao hoặc thiếu quan sát sẽ khó xử lý kịp khi gặp tình huống bất ngờ. Bên cạnh đó, một số tuyến đường nông thôn xuống cấp tiềm ẩn rủi ro lớn cho người điều khiển phương tiện.

Tuyến lộ nông thôn ven kênh Cây Điệp nối liền ấp 3 và ấp 4, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, xuống cấp từ lâu. Người dân địa phương kể lại, tuyến này được xây dựng cách đây gần chục năm, mặt lộ bê tông xi măng theo thời gian bị hư hỏng nhưng chưa được sửa chữa. Ông Nguyễn Thanh Hoàng, người dân địa phương cho hay trên tuyến này dân cư đông, rất mong Nhà nước hỗ trợ sửa chữa giúp bà con cải thiện điều kiện đi lại.

Ngoài hạ tầng giao thông nông thôn xuống cấp, mối lo mất an toàn cho người điều khiển phương tiện vẫn chực chờ trên những tuyến đường bê tông xi măng đó là tình trạng rong bám dày trên bề mặt lộ. Chạy dọc tuyến đường Cầu Sao, ở ấp Mỹ Hiệp 3, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, không chỉ xuất hiện những chỗ răn nứt mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn do rong xanh bám hai bên lộ. Ông Trần Văn Mến, ở ấp Mỹ Hiệp 3, xã Tân Tiến, chia sẻ: “Đường quê, cứ mưa xuống vài ngày là rong bám xanh rờn. Thấy vậy chứ nguy hiểm lắm, người đi đường không khéo là té ngay. Ban ngày còn thấy mà tránh, đêm tối đành chịu, xuống dốc cầu người ta trợt té hoài. Tôi thấy rong trơn dễ xử lý chứ không khó, chỉ cần mọi người quét dọn thường xuyên đoạn đường trước nhà, rồi mé nhánh cây xanh để ánh nắng chiếu xuống mặt đường là rong rêu không sống được”.

Theo Ban An toàn giao thông tỉnh, một số địa phương đã có cách xử lý hiệu quả mặt đường rong, giảm thiểu nguy cơ tai nạn trong mùa mưa như rải vôi bột, phát quang cây. Cách làm này vừa giúp tầm nhìn thông thoáng, lại hạn chế mảng rong rêu bám trên mặt đường. Ông Nguyễn Lâm Thành, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh, yêu cầu: Trong mùa mưa này, để đề phòng tai nạn giao thông xảy ra ở khu vực nông thôn, đề nghị chính quyền địa phương quan tâm xử lý tốt mặt đường. Bởi thời gian qua thực hiện tiêu chí nông thôn mới, mặt lộ bê tông rộng từ 2,5-3,5m, một số đoạn có cây tàn lớn, bóng râm, khi mưa xuống mặt đường đóng rong, phương tiện di chuyển vào rất dễ bị té ngã. Ngoài ra, cần chỉ đạo lực lượng ở xã thường xuyên kiểm tra lộ nông thôn để kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm. Vận động người dân cắt tỉa cây xanh ven đường, xử lý mặt lộ thường xuyên để giảm nguy cơ tai nạn do rong rêu bám trên bề mặt.

Theo Ban An toàn giao thông tỉnh, tai nạn giao thông khu vực nông thôn xảy ra do một số nguyên nhân như đường xuống cấp, nhiều đoạn cong bị che khuất tầm nhìn. Mặt khác, ý thức của một số người tham gia giao thông chưa cao, trên các tuyến đường nông thôn còn xuất hiện tình trạng xe chở 3, hoặc người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, rẽ hướng đột ngột…

 

Bài, ảnh: ẨN LIÊN