Nhiều nguồn thu giảm,ĐạibiểuQuốchộimongđợilờigiảichobàitoánnợcôđội hình sc freiburg gặp olympiakos giải pháp nào để an toàn nợ công?
Theo chương trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ trả lời chất vấn đầu tiên về công tác quản lý thuế (giải quyết nợ đọng thuế; thanh tra, kiểm tra; chống thất thu thuế), hải quan, đảm bảo nền tài chính an toàn bền vững, giải pháp quản lý nợ công an toàn, hiệu quả. Đây là những vấn đề đang rất được các đại biểu, cử tri quan tâm và chờ đợi phần trả lời của Bộ trưởng.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN trước phiên chất vấn, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho biết, ông quan tâm và sẽ chất vấn Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng về vấn đề nợ công.
Mặc dù hiện nay, nợ công vẫn trong giới hạn Quốc hội cho phép nhưng số nợ đến hạn, lãi phải trả đang ngày càng tăng tạo nên áp lực rất lớn trong điều hành ngân sách. Nhìn về trung hạn, nhiều khoản thu như thu từ cổ phần hoá, lợi tức doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thoái vốn DNNN, thuế xuất nhập khẩu… đều sẽ giảm dần.
“Khi một số nguồn thu giảm trong thời gian tới như vậy, tôi muốn biết Bộ trưởng sẽ có giải pháp cho bài toán đảm bảo an toàn nợ công?” - đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.
Bên cạnh việc tìm giải pháp cho chính sách thu, từ góc nhìn một chuyên gia kinh tế, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rang, vấn đề quan trọng để đảm bảo an toàn nợ công là phải giảm chi thường xuyên, tạo áp lực tinh giản bộ máy và sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
Số nợ không quan trọng bằng hiệu quả sử dụng vốn vay
Cũng băn khoăn về vấn đề nợ công, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, nợ công là vấn đề rất khó khăn của ngân sách nhiều năm nay. Tuy nhiên, theo đại biểu, cần bình tĩnh suy nghĩ để nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội). |
Theo đại biểu, “tỷ lệ nợ công/GDP hiện đã gần chạm trần, nhiều ý kiến cho rằng rất đáng lo. Nhưng cá nhân tôi cho rằng, nợ công cao hay thấp cũng chỉ là một chỉ số quan trọng chứ không phải là chỉ số duy nhất đúng, duy nhất chính xác. Với chúng ta, quan trọng nhất là sử dụng đồng vốn vay thế nào, có hiệu quả không, có mang lại lợi ích nhiều không”.
Lấy ví dụ trong một doanh nghiệp, đại biểu phân tích nếu làm ăn không tốt thì nợ một tỷ đồng cũng rất đáng lo. Nhưng nếu doanh nghiệp đó ăn nên làm ra thì dù họ có vay vài trăm hay vài nghìn tỷ cũng không đáng lo, vì họ vay vài ngàn nhưng làm ra cả chục ngàn tỷ. “Tôi cho rằng, tư duy về nợ công theo cách đó thì chúng ta sẽ bình tĩnh hơn để tìm ra giải pháp. Chủ đề đặt ra để định hướng thảo luận trong phiên chất vấn là làm sao để làm cho quản lý nợ công hiệu quả, tôi thấy rất hay, vì đó mới là điều quan trọng” - đại biểu nhận định.
Cùng quan điểm này, đại biểu Phạm Phú Quốc (TP.HCM) cho rằng, tỷ lệ nợ công không phải là một con số rất đáng lo. Điều đáng chú trọng trong quản lý nợ công là xem xét khả năng trả nợ, chứ không phải trần nợ. Thực tế, sẽ đáng lo hơn nếu như khả năng trả nợ không có, khi mà khai thác tài nguyên đã đụng trần, không chú ý chính sách nuôi dưỡng hay mở rộng nguồn thu.
Theo đại biểu, để có khả năng trả nợ thì GDP phải tăng, nền kinh tế phải phát triển. “Bộ Tài chính cần phối hợp với các bộ ngành khác tham mưu Chính phủ xây dựng các chính sách để nền kinh tế tổng thể phát triển, khi đó dù nợ công có tăng lên cũng không gây lo ngại”, đại biểu nói.
Chính sách thuế phải đảm bảo công bằng xã hội
Bên cạnh vấn đề nợ công, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) còn quan tâm đến tình hình nợ đọng thuế hiện là khoảng 73.000 tỷ đồng, theo báo cáo của Chính phủ. “Điều tôi quan tâm là Bộ trưởng Tài chính sẽ trình bày tình hình thực tế và giải pháp, hướng xử lý sắp tới ra sao để cử tri, đại biểu yên tâm hơn” - đại biểu cho biết.
Đối với vấn đề về thuế, đại biểu Phạm Phú Quốc đánh giá các chính sách thuế đang vận hành khá tốt, đều được người dân, doanh nghiệp chấp nhận. Đại biểu kỳ vọng chính sách thuế, bên cạnh việc tạo nguồn thu cho ngân sách, thì cũng tạo hành lang thông thoáng để khuyến khích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng nguồn thu, để việc đóng thuế trở thành “vinh dự” của doanh nghiệp.
Theo đại biểu, việc điều chỉnh thuế để đảm bảo nguồn thu ngân sách là điều quốc gia nào cũng phải thực hiện. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, để bảo đảm công bằng xã hội, chính sách thuế cần chú ý điều chỉnh nhiều hơn tới những đối tượng đầu cơ tài sản, bất động sản, hay doanh nghiệp có thặng dư lớn. “Nếu Bộ Tài chính đặt ra vấn đề như vậy sẽ được đại biểu, cử tri, người dân ủng hộ” - đại biểu nói.
Đại biểu Phạm Phú Quốc (TP.HCM). |
Đánh giá chung, đại biểu Phạm Phú Quốc cho rằng trong hơn một năm qua, với vai trò là người đứng đầu bộ giữ “túi tiền” của quốc gia, có trách nhiệm bảo đảm ngân sách quốc gia, bảo đảm công bằng giữa các tỉnh, thành phố, vùng miền khi phân bổ ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã thực hiện tốt trách nhiệm này. Đồng thời, Bộ trưởng còn đề xuất với Chính phủ, Quốc hội một số cơ chế nhằm giúp khơi thông nguồn lực phát triển cho một số địa phương trọng điểm.
Hoàng Yến