Trong bối cảnh tình hình Bán đảo Triều Tiên vẫn đang "căng như dây đàn",ếncôngduđầykỳvọkết quả trận cruz azul Triều Tiên vẫn sẽ là trọng tâm xuyên suốt của chuyến thăm châu Á này của Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là tại 2 nước đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc. Dự kiến, trong chuyến thăm này, ông Trump sẽ tái bảo đảm với các đồng minh về sự ủng hộ của Mỹ trong việc đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo và hạt nhân từ Triều Tiên, cũng như ưu tiên chính của mình trong việc không phổ biến vũ khí hạt nhân. Về phần mình, lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc cũng sẽ tận dụng chuyến công du này của Tổng thống Trump để tìm cách tháo ngòi căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên. Hơn ai hết, Tokyo và Seoul hiểu rõ rằng trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ là 2 nước chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Có thể nói, chặng dừng chân thứ 3 trong chuyến công du châu Á của Tổng thống Trump tới Trung Quốc nhận được sự quan tâm chú ý hơn cả. Việc Tổng thống Trump quyết định thời gian thăm Trung Quốc bằng đúng thời gian ở Nhật Bản cho thấy Washington xem tầm quan trọng của 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á này là ngang nhau. Diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa tiến hành Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, Mỹ muốn tranh thủ thành công của đại hội và việc Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình tái đắc cử để đề nghị Bắc Kinh gây sức ép hơn nữa với Triều Tiên về chương trình tên lửa và hạt nhân. Bên cạnh đó, ông chủ Nhà Trắng cũng sẽ thể hiện quan điểm cứng rắn về thương mại trong các cuộc trao đổi với giới chức Trung Quốc trong bối cảnh Washington đang tìm cách giảm thâm hụt thương mại với Bắc Kinh. Thương mại lâu nay vẫn là vấn đề khiến quan hệ Mỹ - Trung "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt". Trong khi đó, phía Trung Quốc cũng mong muốn tìm kiếm sự ủng hộ của Tổng thống Trump đối với nguyên tắc của nước này là "không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi".
Giới chuyên gia cũng nhận định thời gian ở thăm Việt Nam sẽ là những "ngày êm ả" nhất trong chuyến công du nước ngoài dài nhất của ông Donald Trump trên cương vị Tổng thống. Chuyến thăm Hà Nội sau khi tham dự Hội nghị APEC sẽ nhằm tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác toàn diện song phương. Ngoài việc thảo luận với các nhà lãnh đạo việt Nam về việc mở rộng quan hệ kinh tế và quốc phòng Mỹ - Việt, phục vụ lợi ích của cả hai bên, Tổng thống Trump có thể nhấn mạnh với các nhà lãnh đạo Việt Nam về việc cho phép các công ty Mỹ tiếp cận sâu hơn vào thị trường Việt Nam, đồng thời có thể đề cập đến vấn đề Biển Đông - điều mà Tổng thống Donald Trump cũng đã nhắc tới trong chiến dịch tranh cử hồi năm ngoái.
Chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du 5 nước châu Á của Tổng thống Donald Trump là Philippines. Đây được coi là một tín hiệu cho thấy chính sách của Washington không chỉ tập trung vào Triều Tiên mà còn với cả Đông Nam Á, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), làm nảy sinh quan ngại về cam kết của Mỹ với khu vực. Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và đồng minh quan trọng tại Đông Nam Á đang xấu đi, chuyến thăm này được coi là cơ hội "có một không hai" cho liên lạc chiến lược giữa Manila và Washington, khẳng định cam kết của Mỹ đối với cuộc chiến chống khủng bố mà Philippines vừa giành thắng lợi tại Marawi.
Với lịch trình vô cùng bận rộn, cùng nhiều vấn đề phải giải quyết, chuyến công du châu Á sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ không đáp ứng được kỳ vọng của giới phân tích, tuy nhiên, việc phát đi tín hiệu về việc định hình chiến lược tại khu vực quan trọng của thế giới là châu Á - Thái Bình Dương là điều đáng hoan nghênh. Hiện dư luận đang mong đợi về cách thức Mỹ hiện thực hóa các chính sách của mình trong những tháng tiếp theo.