您现在的位置是:88Point > Ngoại Hạng Anh

【giai vo dich quoc gia ha lan】Ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện tạo sức bật cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước

88Point2025-01-10 19:13:57【Ngoại Hạng Anh】5人已围观

简介Ngành Hải quan tích cực gỡ khó, đồng hành cùng ngành CNHT ô tôHơn 100 doanh nghiệp dự Tọa đàm “Chính giai vo dich quoc gia ha lan

Ngành Hải quan tích cực gỡ khó,Ưuđãithuếnhậpkhẩulinhkiệntạosứcbậtchosảnxuấtlắprápôtôtrongnướgiai vo dich quoc gia ha lan đồng hành cùng ngành CNHT ô tô
Hơn 100 doanh nghiệp dự Tọa đàm “Chính sách thuế và vai trò Hải quan thúc đẩy công nghiệp ô tô Việt Nam”
Ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện tạo sức bật cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước
Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Hồng Vân

Phát biểu tại tọa đàm "Chính sách thuế và vai trò Hải quan thúc đẩy công nghiệp ô tô Việt Nam" do Báo Hải quan phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) tổ chức sáng nay 3/11, bà Nguyễn Thu Trang, Phó trưởng Phòng Chính sách thuế XNK (Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính) đánh giá, trong những năm qua, ngành công nghiệp ô tô luôn được coi là ngành công nghiệp ưu tiên phát triển và đã có những đóng góp có ý nghĩa cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chính vì vậy, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành ô tô được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Trong giai đoạn 2018-2020, Chính phủ đã ban hành một số chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô và nguyên liệu, vật tư, linh kiện sản xuất, lắp ráp ô tô nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất trong nước đối với ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp ô tô.

Xoáy sâu vào nội dung Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô, bà Nguyễn Thu Trang nêu rõ, trước bối cảnh thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ATIGA đối với mặt hàng ô tô giảm xuống 0% từ 1/1/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 125/2017/NĐ-CP bổ sung Điều 7a quy định về thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với linh kiện ô tô nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế.

Trong năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2016/NĐ-CP.

Theo đó, đối tượng áp dụng Chương trình ưu đãi thuế là doanh nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định tại Nghị định số 116/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Điều kiện áp dụng Chương trình ưu đãi thuế gồm: doanh nghiệp phải cam kết sản xuất, lắp ráp xe ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4, mức 5 (giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021) và mức 5 (từ năm 2022 trở đi) và đạt đủ sản lượng quy định tại Nghị định; linh kiện nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất 0% phải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được.

Đồng thời để bảo đảm không xảy ra tình trạng trục lợi chính sách ưu đãi thuế, tại Nghị định quy định tại thời điểm nhập khẩu doanh nghiệp vẫn phải kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định hiện hành, chưa áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% của nhóm 98.49.

Ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện tạo sức bật cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước
Bà Nguyễn Thu Trang, Phó trưởng Phòng Chính sách thuế XNK (Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính) phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Hồng Vân

Doanh nghiệp sẽ được xử lý tiền thuế nhập khẩu đã nộp thừa theo quy định nếu đáp ứng điều kiện của Chương trình.

Nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phát triển, Nghị định 57/2020/NĐ-CP đã bổ sung các chủng loại xe ô tô chạy điện, xe ô tô sử dụng pin nhiên liệu, xe ô tô hybrid, xe ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học hoàn toàn, xe ô tô sử dụng khí thiên nhiên vào đối tượng áp dụng ưu đãi của Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu.

Đồng thời, Nghị định này cũng sửa đổi tiêu chí sản lượng chung tối thiểu của các nhóm xe và sản lượng riêng tối thiểu của mẫu xe để phù hợp với thực trạng ngành sản xuất lắp ráp hiện nay và tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành sản xuất, lắp ráp ô tô...

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, bà Nguyễn Thu Trang đánh giá, Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô đã góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, tạo điều kiện doanh nghiệp trong nước mở rộng đầu tư, tiếp tục phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của xe sản xuất, lắp ráp trong nước so với xe nhập khẩu.

Về số thu ngân sách, việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện nhưng góp phần tăng thu ở các sắc thuế nội địa.

Cụ thể, theo số liệu báo cáo của các doanh nghiệp tham gia Chương trình (Công ty Toyota và Công ty Cổ phần Sản xuất ô tô Huyndai Thành Công Việt Nam, Công ty Trường Hải, Công ty Ford Việt Nam), các doanh nghiệp này đã nộp thuế vào ngân sách nhà nước năm 2018 tăng khoảng 7.300 tỷ đồng so với năm 2017, năm 2019 tăng khoảng 4.000 tỷ đồng.

"Có thể nói, Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước, qua đó góp phần thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm CNHT cho ngành ô tô, từ đó tác động tích cực đến ngành sản xuất sản phẩm CNHT ô tô trong nước phát triển", bà Nguyễn Thu Trang nhấn mạnh.

Với Chương trình ưu đãi thuế dành cho ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ô tô, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-CP, trong đó bổ sung Chương trình ưu đãi thuế đối với ngành CNHT ô tô tại Điều 7b (nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi 0%) trong thời hạn 5 năm (2020- 2024).

Việc bổ sung Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu sản xuất sản phẩm CNHT cho ngành ô tô sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào cho các sản phẩm CNHT, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm CNHT của Việt Nam, góp phần tăng quy mô thị trường sản xuất trong nước, đồng thời qua đó góp phần hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tăng tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao sức cạnh tranh với xe nhập khẩu. Đây là giải pháp về thuế nhập khẩu rất kịp thời để đón làn sóng chuyển dịch đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào ngành CNHT của Việt Nam trong giai đoạn tới đây do tác động của bối cảnh dịch Covid-19.

很赞哦!(5)