您现在的位置是:88Point > Thể thao

【tỉ số các trận ngoại hạng anh】Thúc đẩy phát triển sản xuất tuần hoàn sản phẩm nhựa

88Point2025-01-11 00:11:42【Thể thao】6人已围观

简介Ngành nhựa Việt Nam hiện nay là vẫn phụ thuộc khoảng 70-80% nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Mỗi năm, tỉ số các trận ngoại hạng anh

Ngành nhựa Việt Nam hiện nay là vẫn phụ thuộc khoảng 70-80% nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Mỗi năm,úcđẩypháttriểnsảnxuấttuầnhoànsảnphẩmnhựtỉ số các trận ngoại hạng anh ngành công nghiệp nhựa phải nhập khẩu ước tính khoảng 4-5 triệu tấn nguyên liệu phục vụ sản xuất, trong đó có cả nhựa phế liệu. Vài năm trước, các doanh nghiệp nhựa đã nhập khẩu phế thải nhựa về để tái chế có năm lên đến hàng triệu tấn. Đứng trước nguy cơ tác động xấu đến môi trường, năm 2018 Chính phủ đã phải siết chặt quản lý nhập khẩu phế thải, trong đó có phế thải nhựa, hàng ngàn container phế thải nhập khẩu của các doanh nghiệp nhựa đã bị ách tắc tại các cảng biển, do không đáp ứng được các qui định liên quan đến qui chuẩn, tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa nhập khẩu.

Tại hội thảo tham vấn các bên liên quan về nghiên cứu “Tuần hoàn nhựa tại Việt Nam: Cơ hội và rào cản đối với khu vực tư nhân”, do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), phối hợp với Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) thực hiện, diễn ra ngày 29/1/2021, bà Tường Anh, phụ trách sản xuất bền vững khu vực Mê Kông của IFC, đánh giá: Việt Nam là một trong những quốc gia ô nhiễm rác thải nhựa hàng đầu trên thế giới. Quản lý rác thải nhựa trên biển đến 2030 đã và đang được WB hỗ trợ Việt Nam thông qua nghiên cứu, đánh giá chuỗi giá trị nhựa, qua đó khuyến khịc chính sách thúc đẩy đầu tư tư nhân tham gia vào quá trình phát triển tuần hoàn nhựa (thu gom và tái chế rác thải nhựa) để bảo vệ môi trường, tạo ra giá trị kinh tế.

Thúc đẩy phát triển sản xuất tuần hoàn sản phẩm nhựa
Sản xuất sản phẩm nhựa. Ảnh NQ
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, hiện cả nước có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm ngành nhựa. Mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ ước tính khoảng 3,6 triệu tấn sản phẩm nhựa (trung bình khoảng 41 kg/người). Năm 2020, tổng giá trị doanh thu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam ước tính đạt khoảng trên 22 tỷ USD.

Ông Hoàng Đức Vượng - Chi hội Tái chế nhựa, thuộc Hiệp hội Nhựa Việt Nam, cho biết, nếu khối lượng sản phẩm nhựa tiêu thụ hàng năm hiện nay mà thu gom được khoảng 80-90% đưa vào phục vụ tái chế, thì có thể tạo ra giá trị ước tính khoảng 3 tỷ USD, tiết kiệm được một lượng ngoại tệ hàng tỷ USD chi phí cho việc nhập khẩu nguyên liệu nhựa đầu vào.

Trong xu thế phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn đang được nhiều quốc gia khuyến khích phát triển. Tiêu dùng nhựa tại nhiều thị trường trên thế giới hiện nay đều yêu cầu phải có tỷ trọng nhựa tái sinh nhất định. Do vậy, sản xuất nhựa theo mô hình kinh tế tuần hoàn là một hướng đi phù hợp và đang được Chính phủ khuyến khích.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu, đánh giá của IFC, tỷ lệ thu gom và tái chế nhựa sau sử dụng tại Việt Nam hiện nay rất thấp. Nguyên nhân có rất nhiều, từ cơ chế, chính sách về các vấn đề liên quan đến môi trường sản xuất nhựa, đến thói quen tiêu dùng của người dân, khả năng phân loại rác thải đầu nguồn còn bất cập; doanh nghiệp khó khăn tiếp cận tài chính; thị trường sản phẩm nhựa tái sinh còn thiếu; công nghệ tái chế lạc hậu; qui chuẩn, tiêu chuẩn cho nhựa tái chế còn chưa rõ ràng, cụ thể…, là những rào cản khiến việc đầu tư thu gom và tái chế nhựa sau sử dụng tại Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Để phát triển tuần hoàn nhựa tại Việt Nam, IFC đã đưa ra hàng loạt khuyến nghị: Đối với việc thu gom, tái chế nhựa, tái sử dụng nhựa, Chính phủ cần có chính sách phân giao rõ ràng cho các ban, ngành liên quan có đủ nguồn lực để thực thi; hài hòa hóa các tiêu chuẩn phân loại rác thải nhựa tại nguồn và thu gom riêng; qui định bắt buộc áp dụng cấp quốc gia về thu gom tái chế nhựa; tăng cường hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thống nhất trong việc phân loại rác thải tại nguồn.

Tạo điều kiện cho khu vực phi chính thức tham gia đầu tư tái chế nhựa một cách minh bạch về giá, giảm phí… Hỗ trợ các doanh nghiệp tái chế tăng khả năng tiếp cận tài chính, thông qua tạo điều kiện về thủ tục, hồ sơ, thẩm định vay vốn. Cơ chế tài chính xanh cần dành một phần đáng kể ưu tiên cho chuỗi giá trị tuần hoàn nhựa. Xây dựng năng lực cho các đơn vị tái chế nhựa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường để họ dễ tiếp cận hỗ trợ tài chính.

Khuyến khích sử dụng sản phẩm nhựa có hàm lượng tái chế; qui định thiết kế sản phẩm, bao vì nhựa phải phục vụ cho tái chế sau sử dụng; ưu tiên mua sắm chính phủ xanh đối với các sản phẩm nhựa tái chế phù hợp nhu cầu... Mặt khác, cần đánh thuế các ứng dụng nhựa không có hàm lượng tái chế tối thiểu; xây dựng mã HS riêng cho nhựa tái chế phục vụ xuất nhập khẩu; truy xuất sản phẩm nhựa sử dụng dễ dàng hơn, giảm việc thải bỏ và chôn lấp rác thải nhựa…

很赞哦!(36599)