88Point

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành và bà Nguyễn Thị Việt Nga (bên phải) tham dự ph lich da c2

【lich da c2】ASEM 13: Hải quan Việt Nam tham gia tích cực vào chiến dịch chống hàng giả

asem 13

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành và bà Nguyễn Thị Việt Nga (bên phải) tham dự phiên khai mạc ASEM 13. Ảnh: Hải Anh

Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan) tại phiên khai mạc ASEM 13 sáng ngày 9/10/2019.

Đấu tranh chống hàng giả vì quyền lợi người tiêu dùng

TheảiquanViệtNamthamgiatíchcựcvàochiếndịchchốnghànggiảlich da c2o bà Nga, các nội dung thảo luận của ASEM 13 cũng sẽ xoay quanh 4 ưu tiên nhằm mục tiêu đề xuất, xây dựng và thống nhất các chương trình hoạt động cụ thể để đưa vào Kế hoạch hành động Hải quan ASEM giai đoạn 2020 - 2021.

4 ưu tiên: Tạo thuận lợi thương mại và an ninh chuỗi cung ứng; Đấu tranh chống hàng giả và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; Bảo vệ xã hội và môi trường; Kết nối cộng đồng và tầm nhìn ASEM.

Theo bà Nga, về đấu tranh chống hàng giả, Hải quan Việt Nam đã và đang có sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn với Cơ quan chống hàng giả châu Âu (OLAF).

Nhằm tăng cường bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan hải quan phát động chiến dịch đấu tranh chống hàng giả và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với nhóm hàng tiêu dùng nhanh (hàng gia dụng, nhu yếu phẩm, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân...).

Để triển khai chiến dịch này, OLAF đã xây dựng dự thảo kế hoạch hành động và tổ chức hội thảo để trao đổi, thống nhất về kế hoạch, đồng thời đào tạo hướng dẫn tham gia chiến dịch cho các thành viên ASEM tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 3/2019.

Cách thức triển khai chiến dịch dựa trên việc trao đổi thông tin về việc di chuyển các lô hàng có yếu tố rủi ro cao, thông qua việc sử dụng ứng dụng trực tuyến (VOCU) thuộc hệ thống thông tin chống gian lận (AFIS) do OLAF phát triển.

Theo đó, chiến dịch được chia làm 4 giai đoạn, cụ thể gồm:

Giai đoạn thứ nhất, trước khi triển khai (từ 17/4 - 12/5/2019): các nước thành viên thu thập và cung cấp thông tin về các lô hàng rời khỏi nước mình để đến người nhận tại EU.

Các thông tin này phải đáp ứng yêu cầu: được thu thập phù hợp với các hồ sơ được xác định cho hoạt động phòng chống vi phạm sở hữu trí tuệ, dựa trên phân tích hoạt động ban đầu của những hàng hóa vi phạm đã bị bắt giữ trước đó.

Các chỉ số rủi ro được xác định trên cơ sở dữ liệu quốc gia của các nước thành viên tham gia hoặc theo các chỉ số và tiêu chí rủi ro được thiết lập, được sử dụng trong giai đoạn trước và trong khi triển khai đối với các lô hàng được khai báo là đã được dỡ xuống tại một cảng của một trong các nước thành viên tham gia.

asem 13
Đại diện các đoàn hải quan quốc tế tham dự phiên khai mạc ASEM 13. Ảnh: VP.TCHQ

Giai đoạn thứ hai, thực hiện chiến dịch (13/5 - 24/5/2019): các thành viên tham gia thực hiện đánh giá rủi ro trên cơ sở vận đơn và thông tin tờ khai của các lô hàng đến từ một trong các cảng lựa chọn được chuyển xuống tại một cảng được lựa chọn khác và lựa chọn các lô hàng để xác minh căn cứ các tiêu chí rủi ro của quốc gia hoặc quốc tế đã được xác định.

Giai đoạn thứ ba, sau chiến dịch lần 1 (25/5 -11/7/2019): các nước thành viên thông báo cho các điều phối về các trường hợp bắt giữ và thông tin liên quan cần thiết để đánh giá hoạt động.

Giai đoạn thứ tư, sau chiến dịch lần 2 (12/7-8/8/2019), đánh giá việc thực hiện.

Tiếp tục ưu tiên chống hàng giả

Kết quả tính đến tháng 7/2019, tổng số lô hàng được lựa chọn để xác minh trên hệ thống VOCU của OLAF là 195 trong đó có 37 lô hàng bị bắt giữ.

Hải quan Việt Nam là thành viên tích cực tham gia chiến dịch này và là một trong số ít các nước có cán bộ được OLAF lựa chọn làm việc trực tiếp tại Uỷ ban Châu Âu trong 2 tuần với nhiệm vụ liên lạc, đề xuất, phân tích và phản hồi các yêu cầu thông tin giữa OLAF với các đầu mối quốc gia của các nước tham gia chiến dịch.

Hải quan Việt Nam đã tổng hợp và gửi được 5 báo cáo thông tin phục vụ cho chiến dịch qua hệ thống VOCU.

Cụ thể, 2 báo cáo vận chuyển về lô hàng thuộc danh mục hàng trọng điểm chiến dịch được vận chuyển trực tiếp và quá cảnh từ Việt Nam đi Nhật Bản; 2 báo cáo vận chuyển về lô hàng thuốc lá (nằm trong danh mục đối tượng hàng trọng điểm thường xuyên nhưng không trực tiếp của chiến dịch) thuộc nhóm hàng vận chuyển độc lập/vận chuyển từ kho ngoại quan tại Việt Nam xuất khẩu sang các Tiểu vương quốc Ả Rập và Libya; 1 báo cáo bắt giữ đối với 1 lô hàng 5 container nhập khẩu chậu rửa bát và bộ vòi tắm hoa sen từ Trung Quốc vào Việt Nam qua cảng Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh không nhãn mác.

Bà Nga cho biết, kết quả của hoạt động nêu trên sẽ được báo cáo tại ASEM 13 để các thành viên thảo luận và đề ra phương hướng hợp tác đấu tranh chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trong Kế hoạch Hành động Hải quan ASEM giai đoạn 2020-2021./.

Ngọc Linh

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap