Việc thành phố cho phép làm bến xe tạm Yên Sở là theo quy hoạch đã được duyệt,ãnhđạoSởGTVTHàNộilêntiếngvềviệclàmbếnxeởnơiùntắkết quả series a có nhà đầu tư quan tâm. Cùng đó, hiện nút giao Pháp Vân - Vành đai 3 - Giải Phóng đang rất ùn tắc, do lượng xe khách từ các tỉnh phía Nam dồn về Bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm rất lớn.
Do đó, khi có Bến xe Cổ Bi (Gia Lâm) và Bến xe Yên Sở, xe khách liên tỉnh hoạt động tại bến xe Giáp Bát sẽ được chuyển ra 2 bến mới này. Trong đó, những tuyến xe khách kết nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc sẽ chuyển về bến xe Cổ Bi; những xe khách Hà Nội đi các tỉnh phía Nam sẽ tạm thời về bến xe Yên Sở. Bến Giáp Bát sẽ chuyển thành bãi đỗ xe và bến trung chuyển vận tải hành khách công cộng.
Sau khi chuyển bến xe Giáp Bát, phía Nam Hà Nội chỉ còn bến Nước Ngầm và Yên Sở, khi nào bến xe phía Nam mới (khu vực Ngọc Hồi - Vành đai 4) xây dựng xong sẽ chuyển toàn bộ các xe khách liên tỉnh về bến xe mới.
Ông Viện cho biết, sở cũng lên phương án tổ chức giao thông tại Bến xe Yên Sở, không phải chưa có như thông tin trước đó của một lãnh đạo sở cung cấp cho Tiền Phong trước đó. Về thời hạn cấp phép cho Bến xe Yên Sở lên tới 50 năm, trong khi đây chỉ là bến tạm, ông Viện cho rằng: Bến xe Yên Sở chỉ tạm với chức năng bến xe khách liên tỉnh, còn sau đó khi có bến phía Nam mới sẽ chuyển thành bãi đỗ xe là dài hạn. Ðồng thời, việc cấp phép 50 năm cũng là cam kết để nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn vào dự án.
Theo ông Viện, bức xúc nhất với Hà Nội hiện nay là bến Giáp Bát, nên cần phương án để di chuyển bến xe này.