【kqbd ngoai hang trung quoc】Lễ hội Tây Yên Tử
Hành hương về nơi đất Phật - Yên Tử như thế nào?ễhộiTâyYênTửkqbd ngoai hang trung quoc đi từ Đông Yên Tử hay từ Tây Yên Tử là đề tài mà các nhà nghiên cứu quan tâm trong hội thảo "Tổ chức lễ hội ở Tây Yên Tử".
UBND Tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức Hội thảo "Tổ chức lễ hội ở Tây Yên Tử". Hội thảo đã tập trung vào 3 nội dung chính: Mô hình tổ chức quản lý lễ hội; phần hội trong lễ hội Tây Yên tử; phần lễ trong lễ hội Tây Yên tử với nhiều ý kiến tham luận sâu sắc nhằm thống nhất tổ chức một lễ hội Yên Tử mang tầm quốc gia bao gồm cả hai phần Tây Yên Tử ở Bắc Giang và Đông Yên Tử ở Quảng Ninh.
Lễ hội Tây Yên Tử tổ chức năm nào phù hợp?
Theo ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật học, Ban Tôn giáo Chính phủ, cùng với việc Lễ hội Đông Yên Tử của Quảng Ninh vẫn hay tổ chức, hội Tây Yên Tử nếu được tổ chức thêm càng làm cho giá trị văn hóa ở Yên Tử được bảo tồn và phát huy, góp phần vào xây dựng và phát huy bản sắc dân tộc.
Giáo sư, tiến sĩ Trầm Lâm Biền cho rằng lễ hội của Tây Yên Tử và Đông Yên Tử cần đồng nhất để tạo nên một lễ hội lớn, thu hút tín đồ của cả nước. Phần lễ hội cần hội tụ những nghi thức gắn với Phật giáo và tín ngưỡng dân gian để tạo nên sự cân bằng với con đường hành hương ở phía Đông Yên Tử.
“Về thời gian tổ chức lễ hội, tổ chức lễ hội vào đầu năm 2017 là phù hợp, không nên đòi hỏi sự đầy đủ, mà chỉ coi lễ hội Tây Yên Tử là tiền đề, để tìm đường đi, chân vết cho các lễ hội về sau’’.
Đồng thời, Bắc Giang cần làm rõ giá trị di tích của Tây Yên Tử, giá trị Phật giáo trong lễ hội; nâng tầm, phát huy giá trị các di tích, kết nối với các tour, tuyến du lịch với Quảng Ninh, Hải Dương.
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đề xuất, thời gian đầu, lễ hội Tây Yên Tử nên được tổ chức dưới tâm nguyện của người dân địa phương với tiềm thức hướng về cội nguồn, hướng về các giá trị tâm linh của con đường di sản Phật giáo trong không gian văn hóa nhà Trần-Yên Tử. Phát huy vai trò của cộng đồng nhân dân tham gia vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Tây Yên Tử. Bên cạnh đó, cần kết nối các tour, tuyến du lịch để thu hút, giữ chân du khách.
Con đường di sản Phật giáo Tây Yên Tử
Nếu Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập và nhập niết bàn, thì Tây Yên Tử là con đường mà ngài chọn để hoằng dương phật pháp. Với diện tích gần 13.000 m2, là vùng bảo tồn thiên nhiên có những giá trị phục vụ du lịch tâm linh, sinh thái, Tây Yên Tử còn là nơi in đậm dấu ấn của phật giáo Trúc lâm. Điển hình là, Chùa Vĩnh Nghiêm, trung tâm Phật giáo của cả nước, nơi đào tạo tăng tài, còn lưu giữ trên 3 ngàn mộc bản kinh Phật, cùng hệ thống tượng phật từ thời Lê Trung Hưng; thời Nguyễn và 7 văn bia có niên đại từ thời Lê...
Bằng nguồn vốn xã hội hóa, Giáo hội Phật giáo VN và UBND tỉnh Bắc Giang đã kêu gọi các nhà hảo tâm, DN trên địa bàn đóng góp, xây dựng, trùng tu chùa Thượng và chùa Hạ phía Tây Yên Tử. Bên cạnh đó, tỉnh còn tổ chức các buổi hội thảo lấy ý kiến của các GS, TS, nhà nghiên cứu văn hóa nhằm làm sáng tỏ thêm những giá trị của di sản vùng Tây Yên Tử, mối liên hệ giữa hệ thống di tích, danh thắng Tây Yên Tử ở Bắc Giang với khu di tích danh thắng Yên Tử và tiến tới tổ chức thành công “Lễ hội Tây Yên Tử”. Nếu Đông Yên tử gắn với lễ hội mùa Xuân, thì Tây Yên tử sẽ phát triển theo hướng con đường di sản phật giáo. Từ đó, đưa lễ hội Đông và Tây Yên tử trở thành lễ hội lớn, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, đưa Phật giáo đồng hành cùng dân tộc.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho biết từ hội thảo này, tỉnh Bắc Giang sẽ lĩnh hội ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học để xây dựng Đề án Tổ chức Lễ hội Tây Yên Tử, nhằm từng bước xây dựng thương hiệu cho khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử, tạo điểm nhấn đối với du lịch Bắc Giang.
Hiện, tỉnh Bắc Giang đang gấp rút hoàn thành các hạng mục đường giao thông, các công trình phụ trợ, hoàn thiện ngôi tam bảo của chùa Hạ, cáp treo… để kịp phục vụ cho mùa lễ hội 2017. Từ đây, du khách sẽ được toại tâm, toại ý khi được hành hương cả Đông và Tây Yên tử, được chiêm bái Tượng Phật hoàng Trân Nhân Tông, thắp hương trên đỉnh thiêng chùa Đồng, được đắm mình trong thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Yên tử, trải nghiệm vùng đất linh thiêng mà Phật hoàng đã hành hương để truyền bá thiền phái Trúc lâm-dòng thiền thuần Việt.
T.Lê