【ket qua hang 1 anh】Không phải cứ tiêm phòng là không mắc bạch hầu!
>> Đồng Phú xuất hiện chùm bệnh lạ
>> Nhận biết dấu hiệu ban đầu bệnh bạch hầu
>> Phòng bệnh bạch hầu
>> Đã xác định “thủ phạm” của chùm bệnh lạ tại Đồng Phú
>> [Video] Họp báo công bố dịch bạch hầu
>> 149 người dân trong vùng ổ bệnh được tiêm phòng bệnh bạch hầu
>> Dịch vụ ăn theo bệnh bạch hầu
BP - Vừa qua,ảicứtiecircmphogravenglagravekhocircngmắcbạchhầket qua hang 1 anh bệnh bạch hầu xảy ra tại một số xã trên địa bàn huyện Đồng Phú làm 3 người tử vong. Dù ngành y tế tỉnh đã chủ động ứng phó kịp thời để khống chế, không để dịch xảy ra trên diện rộng, song vụ việc cũng khiến nhiều người băn khoăn về công tác tiêm chủng, phòng và điều trị bệnh.
Phóng viên Báo Bình Phước đã phỏng vấn tiến sĩ - bác sĩ QUÁCH ÁI ĐỨC, Phó giám đốc Sở Y tế về vấn đề này.
Thưa ông, nhiều người dân vẫn chưa hiểu tại sao dù đã tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu trước đó nhưng vẫn có người mắc bệnh và tử vong?
Tiến sĩ - bác sĩ QUÁCH ÁI ĐỨC:Cá thể mắc bệnh bạch hầu mặc dù đã được tiêm ngừa vắc-xin vẫn có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau đây: Khả năng đáp ứng miễn dịch của mỗi cá thể khác nhau. Mặc dù phần lớn các cá thể đều có đáp ứng miễn dịch đối với bạch hầu sau tiêm ngừa nhưng vẫn có một tỷ lệ nhất định chưa được đáp ứng. Đáp ứng của miễn dịch cũng giảm dần theo thời gian sau tiêm ngừa, vì vậy Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo: Nếu trẻ chỉ tiêm vắc-xin bạch hầu 3 mũi từ 2, 3 và 4 tháng, thời gian bảo vệ chỉ được đến khi 5 tuổi. Vì vậy, khi trẻ 6 tuổi phải tiếp tục tiêm mũi thứ tư và cứ 10 năm tiêm nhắc lại một lần. Chỉ như vậy mới tạo được miễn dịch cộng đồng vĩnh viễn.
Theo báo cáo của ngành chức năng, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng hằng năm ở Bình Phước đạt mức cao. Vậy vì sao vừa qua dịch bạch hầu lại xuất hiện ở tỉnh, thưa ông?
Tiến sĩ - bác sĩ QUÁCH ÁI ĐỨC:Dịch bạch hầu xảy ra tại Bình Phước có thể do 3 nhóm nguyên nhân. Thứ nhất: Chương trình tiêm chủng mở rộng được thực hiện tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1984 và tỷ lệ mắc bạch hầu giảm từ 4,1 ca/100.000 dân xuống 1,6 (năm 1989), đến 0,01 (năm 2009) và duy trì ở mức này cho đến năm 2015, tỷ lệ mắc giảm hơn 400 lần. Khi số ca bạch hầu giảm thì số người được miễn dịch tự nhiên trong cộng đồng cũng sẽ giảm và việc phòng bệnh chỉ có thể dựa vào tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Thứ hai, lịch tiêm chủng vắc-xin bạch hầu trước năm 2010 được triển khai 3 mũi lúc trẻ dưới 1 tuổi. Với 3 mũi vắc-xin miễn dịch có thể kéo dài khoảng 4-8 năm. Do vậy, từ tháng 6-2010 trở đi, Bộ Y tế đã bổ sung lịch tiêm nhắc lại cho trẻ 18 tháng, nhằm kéo dài miễn dịch phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván lâu hơn. Tính đến nay, việc tiêm nhắc lại mũi thứ 4 đã được 6 năm. Ở các quốc gia tiên tiến, lịch tiêm chủng còn bổ sung tiêm nhắc vắc-xin uốn ván, bạch hầu cho trẻ 4-6 tuổi.
Nhân viên y tế Bệnh viện Quân dân y 16 (Binh đoàn 16) chuẩn bị phun thuốc phòng bệnh bạch hầu