【số liệu thống kê về empoli gặp atalanta】Hà Nội quyết liệt xử lý các dự án vi phạm pháp luật đất đai

Chất vấn

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng phát biểu tại phiên chất vấn. Ảnh: NNK

Ngày 9/7/2019,àNộiquyếtliệtxửlýcácdựánviphạmphápluậtđấtđsố liệu thống kê về empoli gặp atalanta tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, HĐND TP. Hà Nội khóa XV đã tiến hành phiên chất vấn các thành viên UBND TP.Hà Nội về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn thành phố.

Có tình trạng chủ đầu tư chây ỳ không báo cáo

Mở đầu phiên chất vấn về các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách chậm triển khai, đại biểu Vũ Ngọc Anh (Nam Từ Liêm) đặt câu hỏi, thực hiện kết luận của Thường trực HĐND thành phố (TP), UBND TP.Hà Nội đã chỉ đạo dừng 47 dự án chậm triển khai. Đến nay, TP.Hà Nội mới dừng được 40/47 dự án, trách nhiệm thu hồi này thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và đến bao giờ thì hoàn thành?

Trả lời đại biểu, Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, sở đã rà soát 47 dự án theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, trong đó có 8 dự án ở Mê Linh thuộc thẩm quyền Sở Tài nguyên và Môi trường, 39 dự án còn lại thuộc thẩm quyền Sở KH&ĐT. Đến nay đã có 33 dự án được rà soát và chấm dứt hoạt động. 6 dự án còn lại, liên ngành sau khi rà soát đã báo cáo thành phố cho phép điều chỉnh quy hoạch và tiếp tục triển khai với 1 dự án. Còn lại 5 dự án chưa được xử lý, trong đó có 1 dự án đang chờ kết luận cơ quan cảnh sát điều tra và 3 dự án còn lại là đối ứng quỹ đất các dự án BT.

Theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ thu hồi dự án. Trước tiên là do trong quá trình rà soát, UBND quận huyện báo cáo chưa đầy đủ về thông tin, tính pháp lý của dự án. Đồng thời, còn một số ngành, quận huyện, chủ đầu tư chưa nghiêm túc trong công tác giám sát đầu tư, có chủ đầu tư chây ỳ không báo cáo... Đặc biệt, việc thiếu chế tài xử phạt, các chủ đầu tư không hợp tác, cũng làm chậm tiến độ thu hồi các dự án vi phạm.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, việc xử lý chậm tiến độ phải thực hiện đúng trình tự, xác định đúng nguyên nhân khách quan, chủ quan song xác định nguyên nhân gặp nhiều khó khăn do kéo dài, thay đổi chính sách đất đai, quy hoạch, chính sách giải phóng mặt bằng. Để chấm dứt hoạt động của dự án cũng cần phải cân nhắc, đối chiếu sai phạm, phù hợp quy định pháp luật để có cơ sở thu hồi, bởi một số dự án đang trong quá trình thanh tra, chờ kết luận thanh tra, có dự án chờ điều chỉnh chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên vẫn phải chờ kết quả cuối cùng.

Kiên quyết xử lý, thu hồi các dự án chậm triển khai

Tại phiên chất vấn, khẳng định tiến độ xử lý còn chậm, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh, TP sẽ tập trung mục tiêu cao nhất là đưa các diện tích đất mà Nhà nước đã phê duyệt vào sử dụng, đảm bảo cao nhất quyền lợi của nhân dân, doanh nghiệp (DN), Nhà nước. TP.Hà Nội cũng xử lý theo hướng tháo gỡ cho DN nhưng cũng quyết liệt xử lý các vi phạm.

Kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng ghi nhận những cố gắng của UBND TP.Hà Nội trong việc giải quyết tồn tại của những dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm pháp luật. Theo đó, UBND TP.Hà Nội đã chỉ đạo rà soát mọi dự án ngoài ngân sách trên địa bàn, thanh tra 379 dự án mà HĐND TP.Hà Nội đã kiến nghị. UBND TP.Hà Nội đã rà soát, ra quyết định chấm dứt ngay 48 dự án có vi phạm, đến nay thời điểm này đã chấm dứt 33 dự án.

Từ khi HĐND thực hiện giám sát, UBND TP.Hà Nội đã thu hồi trên thực địa 20/38 dự án đã có quyết định, đưa ra khỏi danh sách những dự án vi phạm với 81/379 dự án, đạt 22%; xác định nghĩa vụ tài chính, bổ sung cho 23/26 dự án mà HĐND TP kiến nghị…

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng nhấn mạnh, theo kế hoạch của UBND TP.Hà Nội, đến quý III/2019 cần hoàn thành thu hồi thực địa 18 dự án nên UBND TP.Hà Nội cần họp bàn ngay, làm rõ trách nhiệm thuộc về đâu, không để tình trạng sở ngành và quận huyện đùn đẩy trách nhiệm.

Đặc biệt, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị UBND TP.Hà Nội đẩy mạnh lãnh đạo chỉ đạo, tăng cường phối hợp giữa các ngành, giải quyết khó khăn của từng DN có những loại hình dự án khác nhau. “Trên tinh thần hỗ trợ, tạo điều kiện mà các DN vẫn không thay đổi thì kiên quyết xử lý thu hồi, xử lý chủ đầu tư cố tình vi phạm, không để vi phạm mới phát sinh…" - bà Ngọc nêu rõ./.

Khánh Linh