【bxh vdqg trung quoc】Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Báo Cà MauÐứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).

  • Phát huy nguồn nhân lực được đào tạo ở nước ngoài
  • Tăng cường đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ
  • Ổn định lao động - Ðảm bảo an sinh, phát triển kinh tế

Chỉ số Ðào tạo lao động có 11 chỉ tiêu thành phần. Trong đó, tỉnh có 5 chỉ tiêu có điểm số thấp hơn điểm trung vị cả nước và được đánh giá tiêu cực gồm: Giáo dục dạy nghề tại tỉnh có chất lượng tốt (51% đồng ý); Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại địa phương đã qua đào tạo (14,3%); Tỷ lệ chi phí tuyển dụng lao động trong tổng chi phí kinh doanh (6,49%); Tỷ lệ lao động tại DN đã tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (45,03%); Ðiểm thi trung bình kỳ thi tốt nghiệp THPT (6,31).

Ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH), lý giải: “Ðã qua, mặc dù chất lượng, hiệu quả đào tạo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được cải thiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp thời theo yêu cầu, sự phát triển của xã hội và thị trường lao động, cụ thể là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành nghề mới, kỹ năng mới. Trong đó có thể thấy, quy mô đào tạo của trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế và chỉ tiêu được giao (bình quân mỗi năm đào tạo 28 ngàn người), phải thực hiện liên kết đào tạo với các DN có đăng ký hoạt động giáo dục nghề. Ngành nghề đào tạo của trường còn ít, chưa đa dạng và đáp ứng nhu cầu của người học; việc xin cấp một số mã ngành, nghề mới còn gặp khó khăn về đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề”.

Cùng với đó, nguyên nhân chỉ số này đạt thấp một phần do cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề của tỉnh hiện còn thiếu, lạc hậu, chưa theo kịp sự phát triển về công nghệ và thiết bị máy móc của các DN. Ðội ngũ giảng viên, giáo viên tại các cơ sở GDNN còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới trong bối cảnh hiện nay. Số lao động được đào tạo có trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng chiếm số lượng rất lớn, gần 80%.

Thời gian qua, chất lượng, hiệu quả đào tạo GDNN được cải thiện, song, vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu, sự phát triển của xã hội và thị trường lao động. (Ảnh chụp tại Trường Cao đẳng Nghề Việt - Hàn).

Thực tế trong 6 tháng đầu năm cho thấy rõ điều này, tỉnh thực hiện đào tạo nghề, tuyển sinh, đào tạo và bồi dưỡng cho 11.164 người, đạt 39,9% kế hoạch, tăng 88,5% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp 130 người, sơ cấp 3.220 người, đào tạo thường xuyên 7.814 người.        

Ông Thanh nhìn nhận: “Sự gắn kết giữa Nhà nước - nhà trường - DN trong phát triển GDNN từng lúc chưa chặt chẽ. Hình thức tổ chức đào tạo chưa đa dạng, linh hoạt. Ðào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, thực tế nhiều DN chỉ muốn tuyển lao động phổ thông, không qua đào tạo nghề để trả lương thấp. DN tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ thấp, DN chọn xu hướng tự đào tạo cho lao động chứ ít chọn cách hợp tác với các cơ sở GDNN để đào tạo”.

Ngoài ra, các hoạt động tư vấn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm của tỉnh chưa được gắn kết chặt chẽ. Chất lượng thông tin, cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả. Người lao động chưa chủ động kết nối để tìm việc làm. Bên cạnh đó, phần lớn DN tự tuyển dụng lao động mà không sử dụng dịch vụ công về cung ứng lao động có sẵn.

Ðể cải thiện Chỉ số Ðào tạo lao động, những năm qua, sàn giao dịch việc làm tỉnh luôn được chú trọng, tổ chức quy mô để thu hút nhiều DN tuyển dụng.

Trước những khó khăn trên, để cải thiện Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động, ông Nguyễn Quốc Thanh cho biết, thời gian tới, Sở LÐ-TB&XH sẽ tập trung, triển khai và phối hợp với các đơn vị liên quan phát triển mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở, đảm bảo quy mô, cơ cấu phù hợp về ngành, nghề, trình độ đào tạo; chủ động rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển GDNN. Tiến hành rà soát, phân tích, đánh giá, dự báo thông tin thị trường lao động và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực lao động trong từng lĩnh vực, ngành, nghề... đề xuất nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đối với lực lượng lao động để đáp ứng thị trường lao động. Ðồng thời, chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tạo điều kiện cho DN giảm tỷ lệ phần trăm chi phí trong tuyển dụng lao động bằng các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, nhất là lao động mất việc làm, chuyển đổi ngành nghề.

Ông Nguyễn Quốc Thanh cũng kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng, Hiệp hội DN tỉnh khuyến khích DN trên địa bàn sử dụng dịch vụ công về cung ứng lao động để kết nối việc làm, tuyển dụng lao động; khai thác hiệu quả dữ liệu về cung - cầu lao động. Tăng tỷ lệ kết nối các cơ sở GDNN với DN trong đào tạo lại lao động, hỗ trợ sinh viên thực tập tại DN, giới thiệu cung ứng lao động; gắn kết với các DN trong xây dựng chương trình đào tạo... Ðây là nền tảng để cơ sở GDNN tăng tỷ lệ tuyển sinh, đồng thời đảm bảo lao động qua đào tạo đáp ứng nhu cầu DN./.

 

Ðào Hồng