【bảng ngọc veres】Gian nan cuộc đua tới Basel II của các ngân hàng
Tất bật lo tăng vốn
TheộcđuatớiBaselIIcủacácngânhàbảng ngọc vereso khẳng định của lãnh đạo NHNN tại cuộc họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2019 tổ chức mới đây, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 sẽ chỉ ở mức khoảng 14% trong năm 2019. Tuy nhiên, tổ chức tín dụng nào thực hiện trước thời hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tại Thông tư 41 (Basel II) sẽ được ưu tiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn. Tính tới hiện tại mới chỉ có 3 ngân hàng đáp ứng được tiêu chuẩn này là Vietcombank, VIB và OCB.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng trong Basel II là hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR, được tính theo công thức tính CAR = Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro). Theo đó, Basel II yêu cầu CAR ở mức 8%. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, CAR của toàn hệ thống hiện là 11,1%. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cách tính những tài sản có rủi ro theo Basel II khác với cách tính cũ, bao gồm cả rủi ro tín dụng, thị trường, hoạt động. Theo đó, những ngân hàng hiện tại có hệ số CAR ở mức 9%, thậm chí trên 9%, khi áp dụng cách tính theo Thông tư 41 cũng có thể không đáp ứng được yêu cầu hệ số CAR 8% vào năm 2020.
Trong vòng 3 năm trở lại đây, các ngân hàng đã tìm nhiều cách để tăng vốn tự có như phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài để tăng vốn cấp 2, không chia cổ tức để bổ sung vốn tự có, hoặc tăng vốn điều lệ theo hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Cuối năm 2018 vừa qua, nhiều ngân hàng cũng ồ ạt phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2. Tiêu biểu như BIDV với đợt mở bán 400.000 trái phiếu kỳ hạn 7 năm và 10 năm với tổng giá trị 4.000 tỷ đồng; Vietcombank cũng có 7 lần phát hành trái phiếu, tổng cộng khối lượng phát hành thành công là 288,3 tỷ đồng; VietinBank phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 năm với tổng giá trị là 450 tỷ đồng; MBBank phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm với tổng trị giá 1.400 tỷ đồng…
Lộ trình áp dụng Basel II tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước đưa ra gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là thí điểm áp dụng tại 10 ngân hàng từ tháng 2/2016, gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và Maritime Bank. Giai đoạn 2 là cơ bản các ngân hàng thương mại có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 ngân hàng áp dụng thành công toàn bộ tiêu chuẩn này. Ban đầu thời hạn cho giai đoạn thí điểm được ấn định từ tháng 2/2016 đến cuối năm 2018 và giai đoạn hai tính đến năm 2020. Tuy nhiên, trước áp lực về việc nâng cao vốn tự có gặp nhiều khó khăn, thời hạn áp dụng Basel II cho nhóm ngân hàng thí điểm đã được lùi về năm 2020. |
Tuy nhiên, việc tăng vốn của các ngân hàng là không hề dễ dàng. Theo Công ty chứng khoán VDSC, tỷ lệ thành công của các đợt phát hành trái phiếu thời gian qua không cao, chỉ khoảng 50-60%. Về việc tăng vốn chủ sở hữu, hiện Vietcombank và BIDV gần như đã đi đến bước cuối cùng trong việc phát hành tăng vốn và nhiều khả năng sẽ hoàn thành các thương vụ tăng vốn trong năm 2019. Cụ thể, tháng 11/2018 vừa qua, cổ đông của BIDV đã thông qua phương án phát hành 15% vốn cho ngân hàng Hàn Quốc KEB Hana Bank trong năm 2019 với tư cách là đối tác chiến lược. Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng tổ chức nhiều buổi giới thiệu cơ hội đầu tư để tìm kiếm các nhà đầu tư tài chính tiềm năng cho việc phát hành tối đa 12% vốn trong giai đoạn 2019 – 2020.
Trong khi đó, việc tăng vốn của VietinBank được dự báo là sẽ không thể hoàn thành trong năm 2019. Tỷ lệ CAR của VietinBank hiện đang tiệm cận mức tối thiểu theo yêu cầu của Thông tư 36 và dưới chuẩn Basel II. Việc tăng quỹ dự phòng sẽ phần nào hỗ trợ vốn nhưng chưa đủ và việc tăng vốn điều lệ sẽ đóng vai trò chủ chốt. Tuy nhiên, phương án này cũng không hề dễ dàng cho VietinBank bởi thực tế sở hữu Nhà nước đã ở mức tối thiểu cho phép (65%) và Chính phủ cũng không có ý định phân bổ thêm ngân sách nhà nước để đầu tư vào các ngân hàng thương mại. Quyết định 986 ban hành ngày 8/8/2018 về việc phê duyệt chiến lược phát triển của các ngân hàng Việt Nam đã đề cập đến kế hoạch thoái vốn tại các ngân hàng thương mại Nhà nước xuống còn 51%.
Gian nan đường đến Basel II
Không chỉ khó khăn trong việc tăng vốn, TS. Bùi Quang Tín, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM còn chỉ ra hàng loạt thách thức khách quan và chủ quan mà các ngân hàng phải đối mặt khi triển khai thực hiện Basel II. Thứ nhất, các quy định trong Hiệp ước Basel II rất phức tạp, được thiết kế và xây dựng dựa trên kinh nghiệm phát triển và cơ sở hạ tầng của các thị trường tài chính phát triển. Vì thế phải có sự điều chỉnh để phù hợp với Việt Nam để khuyến khích các NH triển khai thực hiện.
Thứ hai, Basel II đòi hỏi NH thực hiện quản lý vốn phù hợp với mức độ rủi ro (bao gồm việc xác định vốn mục tiêu, vốn kinh tế), chiến lược kinh doanh tổng thể của NH. Điều này có thể làm thay đổi cách thức xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh của NH do phải dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro và năng lực tài chính để bù đắp rủi ro.
Thách thức nữa là quá trình triển khai Basel II đòi hỏi sự tham gia của các tổ chức xếp hạng độc lập trong việc xác định rủi ro của tài sản tài chính, giao dịch hoặc đối tác. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam đang thiếu sự tham gia của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. Theo đó, tại Việt Nam hầu hết doanh nghiệp hoặc tài sản tài chính không được xếp hạng. Điều này dẫn tới khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam trong việc đánh giá và định giá khách hàng.
Bên cạnh đó, Basel II cũng giao cho cơ quan quản lý xem xét, đánh giá việc các ngân hàng có đủ tiêu chuẩn sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ để phân loại, đánh giá xác suất vỡ nợ của khách hàng. Trong khi cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng chưa đủ nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm để đánh giá, thẩm định hệ thống đánh giá rủi ro của các ngân hàng. Đây là những vấn đề cần tập trung giải quyết bên cạnh việc tăng vốn mới có thể sớm áp dụng chuẩn mực hoạt động này tại các NH Việt Nam.