Người dân chọn mua hàng tại một siêu thị ở tỉnh Hà Bắc,âuÁti so fiorentina Trung Quốc ngày 9/7/2022. |
Cụ thể, tăng trưởng kinh tế thực của khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ đạt khoảng 3,5% trong năm 2023, trong khi châu Âu và Mỹ nhiều khả năng sẽ đối mặt với nguy cơ suy thoái.
Mặc dù viễn cảnh tiêu cực bên ngoài khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phủ bóng lên kinh tế toàn cầu nói chung, song Giám đốc điều hành về nghiên cứu kinh tế của S&P, Sara Johnson nhận định với mức tăng trưởng vừa phải tại châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi, kinh tế thế giới có thể tránh được nguy cơ suy thoái, nhưng tăng trưởng sẽ ở mức rất thấp.
S&P đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 từ mức 2% vào tháng trước xuống còn 1,4%.
Con số này thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 5,9% trong năm 2021 và 2,8% trong dự báo của S&P về năm 2022.
Theo bà Johnson, các điều kiện kinh tế toàn cầu đang tiếp tục xấu đi khi lạm phát vẫn ở mức cao và các điều kiện thị trường tài chính bị siết chặt.
Bà dự báo châu Âu, Mỹ, Canada và một phần khu vực Mỹ Latinh nhiều khả năng sẽ rơi vào suy thoái trong những tháng tới.
Trong khi đó, khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ hưởng lợi từ việc đa dạng hóa hợp tác thương mại.
Trong bối cảnh lạm phát sẽ hạ nhiệt và các nước sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trong những năm tới, S&P dự báo tăng trưởng GDP trên toàn cầu sẽ tăng lên 2,8% trong năm 2024 và 3% trong năm 2025.
Trong khi đó, các nền kinh tế tại châu Âu và Bắc Mỹ, chiếm hơn 50% GDP toàn cầu, nhiều khả năng sẽ suy thoái vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Lạm phát cao chót vót đang làm giảm sức mua và sẽ dẫn tới giảm tiêu dùng.
Cả châu Âu và Bắc Mỹ sẽ đối mặt với tình trạng giảm nhu cầu và siết chặt điều kiện tài chính đối với thị trường nhà ở và vốn đầu tư.
S&P cho biết việc hạ dự báo tại Mỹ và châu Âu nhiều khả năng sẽ có tác động lan tỏa trên khắp thế giới qua thương mại và các dòng vốn.
Tương tự, Fitch Ratings cũng dự báo kinh tế Mỹ sẽ chạm mốc suy thoái trong quý 2/2023 dù ở mức tương đối nhẹ.
Chuyên gia Olu Sonola của Fitch Ratings cho hay dự báo suy thoái này cũng tương tự như giai đoạn 1990 - 1991, sau khi Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ siết chặt chính sách tiền tệ trong giai đoạn 1989 - 1990.
Tuy nhiên, những rủi ro xuất phát từ tỷ lệ nợ trong lĩnh vực phi tài chính trên GDP hiện nay cao hơn nhiều so với những năm 1990./.