Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá các hội nghị đã để lại nhiều dấu ấn về một ASEAN kết nối và tự cường. Các nước đánh giá cao vai trò dẫn dắt của Chủ tịch Lào,ựcườngkếtnốivagravevươntầmrộnglớtrực tiếp bóng dad ủng hộ các trọng tâm, ưu tiên của ASEAN trong năm 2024.
Trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, gắn kết được thể hiện qua nỗ lực mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế số, chuyển đổi xanh, tự cường chuỗi cung ứng, cũng như tăng cường kết nối khu vực về hạ tầng, thể chế và con người. Theo hướng đó, nhiều văn kiện, sáng kiến đã được thúc đẩy dịp này như Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Anh về tăng cường kết nối, Quỹ Tương lai số ASEAN - Ấn Độ, Sáng kiến Xanh và Gói kết nối bền vững ASEAN - EU…
Các Hội nghị cũng cho thấy rõ nỗ lực thúc đẩy ASEAN kết nối và vươn tầm rộng lớn hơn. Các nguyên tắc và chuẩn mực ứng xử của ASEAN tiếp tục được đề cao, khẳng định vai trò và đóng góp của ASEAN cả ở khu vực và trên thế giới. Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 do Việt Nam tổ chức tháng 4/2024 được các nước đánh giá cao, không chỉ đóng góp vào nỗ lực tăng cường liên kết khu vực, mà còn đóng góp cho Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai Liên hợp quốc (LHQ) vào tháng 9 tới, gắn kết quan tâm chung của khu vực với quan tâm chung của toàn cầu.
Về tự cường, các nước nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc nâng cao tự cường trong bối cảnh phức tạp, khó lường hiện nay. Gia tăng cạnh tranh chiến lược nước lớn, diễn biến phức tạp tại nhiều nơi, sự nổi lên của nhiều vấn đề toàn cầu cũng như sự xuất hiện của nhiều công nghệ mới, tác động đa chiều đến khu vực, quốc gia và cuộc sống của người dân.
Theo Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, câu trả lời cho tất cả các vấn đề đang đặt ra nằm ở hai chữ “tự cường”, cũng chính là khả năng và năng lực của ASEAN vượt qua mọi biến động của thời cuộc. Tự cường để chủ động ứng phó với các thách thức, tự cường để sẵn sàng đón nhận các cơ hội, và tự cường để luôn bản lĩnh trước mọi khó khăn. Với ý nghĩa quan trọng đó, “tự cường” và “kết nối” sẽ được thể hiện xuyên suốt trong các Chiến lược hợp tác triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045.
Về các đóng góp của đoàn Việt Nam tại Hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết như Lãnh đạo cấp cao đã nhiều lần khẳng định Việt Nam ủng hộ và hỗ trợ Lào đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch ASEAN 2024. Trên tinh thần đó, đoàn Việt Nam tham gia các Hội nghị lần này với tâm thế chủ động, tích cực, trách nhiệm, cùng đóng góp vào công việc chung.
Thứ nhất, củng cố tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, hoàn tất đúng hạn các Kế hoạch Tổng thể 2025 và hướng tới các Chiến lược hợp tác đến 2045. Dịp này, Việt Nam thông báo sẽ tổ chức Tham vấn khu vực về kiểm điểm các Kế hoạch Tổng thể 2025 nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, nâng cao chất lượng thực thi trong thời gian tới. Kế hoạch của ta về tiếp tục triển khai sáng kiến Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 tại Việt Nam được các nước quan tâm, đón nhận.
Thứ hai, cùng các nước ASEAN và đối tác kiểm điểm và định hướng quan hệ. Việt Nam tập trung khai thác các dư địa hợp tác còn rất lớn, chú trọng những lĩnh vực phù hợp quan tâm chung của các nước và các xu thế lớn hiện nay. Trong đó, coi trọng hợp tác kinh tế, tận dụng hiệu quả các FTA, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, đa dạng hóa các hình thức giao lưu nhân dân. Việt Nam cũng đề nghị các đối tác tích cực tham gia và đóng góp cho hợp tác khu vực, thúc đẩy đối thoại, lòng tin, tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN.
Thứ ba, định hình hướng đi cho ASEAN trong bối cảnh tình hình bất ổn, bất an, bất định và bất trắc hiện nay. Theo đó, Việt Nam đã đề xuất cách tiếp cận cho ASEAN dựa trên 4 yếu tố, gồm: tầm nhìn chiến lược, đoàn kết vững vàng, vai trò trung tâm và hành động cụ thể. Việt Nam đã cùng các nước khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN trong các vấn đề quốc tế và khu vực, nhấn mạnh sự cần thiết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) chất lượng, hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), đề nghị các đối tác ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông, cũng như nỗ lực của ASEAN xây dựng Biển Đông là vùng biển của hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.
Dịp này, đoàn Việt Nam đã có các cuộc tiếp xúc song phương với nhiều nước để thảo luận các vấn đề cùng quan tâm, thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Hội nghị AMM-57 và các Hội nghị liên quan đã khép lại, tiếp tục củng cố vững chắc nền tảng hợp tác khu vực. Đây cũng là bước chuẩn bị quan trọng hướng tới Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan sẽ diễn ra vào tháng 10-2024 tại Viêng Chăn, Lào.