TheốcchỉtríchvụkiệnBiểnĐôngcủket qua bong da croatiao những tin tức mới nhất trên báo chí, trong một bản tuyên cáo lập trường, Trung Quốc vạch ra lập luận của mình với thẩm quyền của Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague, Hà Lan về vụ kiện của Philippines hồi năm ngoái, liên quan đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng "mục tiêu cơ bản của Philippines không phải là tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông, mà thay vào đó là dùng đến trọng tài để gây áp lực chính trị đối với Trung Quốc". Bắc Kinh cũng cho rằng Philippines muốn phủ nhận quyền của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua việc thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.
Tuyên bố của Trung Quốc cho rằng bản chất của việc phân xử là chủ quyền lãnh thổ đối với một số đặc trưng về hàng hải ở biển Đông, điều này vượt quá phạm vi của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cũng như quyền tài phán của tòa trọng tài.
Đồng thời, Trung Quốc nhấn mạnh Bắc Kinh và Manila đã đồng ý giải quyết tranh chấp trên biển Đông thông qua các công cụ song phương và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Việc Philippines đơn phương kiện Bắc Kinh lên tòa án quốc tế là vi phạm luật quốc tế.
“Mục tiêu của Philippines không phải là tìm kiếm giải pháp hòa bình mà để gây sức ép chính trị lên Trung Quốc, cản trở quyền hợp pháp của Trung Quốc ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông)”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Cũng theo lời một quan chức ngoại giao Trung Quốc, "Vẫn có những kẻ với ý đồ xấu, có cái nhìn một chiều hoặc lệch lạc về công ước quốc tế, đã cáo buộc Trung Quốc hay nói bóng gió rằng Trung Quốc không tôn trọng luật pháp quốc tế và đang thách thức các công ước quốc tế”.
Từ đó, tuyên bố lập trường của Bắc Kinh kết luận rằng việc đơn phương kiện Bắc Kinh lên tòa án quốc tế của Philippines sẽ không thay đổi được lịch sử và thực tế về chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận. Đồng thời, nó cũng sẽ không thể làm lung lay quyết tâm cũng như chính sách của Trung Quốc đối với lợi ích và việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông.
Trung Quốc cho đến nay từ chối tham gia vụ kiện, khẳng định rằng nước này sẽ giải quyết vấn đề bằng biện pháp song phương. Trong khi đó, tòa án hồi tháng 6 yêu cầu Bắc Kinh đưa ra phản biện, muộn nhất là vào ngày 15/12.
Xu Hong, Vụ trưởng Vụ Hiệp ước và Luật của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thời gian đưa ra tuyên cáo không liên quan đến hạn chót nói trên, và khẳng định cơ quan này đã chuẩn bị các lập luận để giải thích lý do tại sao Trung Quốc không tham gia vào vụ kiện.
Ông này cũng lên tiếng cáo buộc Philippines "nói dối" khi Manila cho biết nước này đã thảo luận về vụ kiện với Trung Quốc, đồng thời cáo buộc Manila không phản hồi đề nghị của Bắc Kinh trong các cuộc đàm phán.
"Philippines nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề thông qua đàm phán hòa bình. Nhưng nước này vẫn đơn phương tiến hành một thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc. Tất nhiên Trung Quốc không thể chấp nhận điều này", ông nói.
Quá trình xét xử vụ kiện của Philippines vẫn có thể diễn ra dù Trung Quốc từ chối tham gia, vì nhiệm vụ của tòa án không phải là giải quyết tranh chấp mà là đánh giá tính hợp lệ của "đường chín đoạn" mà Trung Quốc ngang nhiên đưa ra, cũng như đánh giá một số mặt khác theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển mà Bắc Kinh đã ký kết.
Trước đó, ngày 22/1/2013, Philippines đã nộp hồ sơ kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông. Manila muốn PCA tuyên bố “đường chín đoạn” của Trung Quốc là phi lý và phi pháp. Ngày 3.6, PCA thông báo yêu cầu Trung Quốc đến ngày 15.12 phải nộp hồ sơ phản biện.
Tuy nhiên, trước hạn chót 1 tuần, Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố lập trường đồng thời cho rằng Philippines đã gây sức ép chính trị đối với Bắc Kinh. Từ trước đến nay, Trung Quốc vốn luôn đòi hỏi giải quyết song phương các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, và chống lại việc đưa tranh chấp ra phân xử tại tòa án quốc tế.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông và ngày càng gia tăng những hành động quyết liệt nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền ở vùng biển này, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn, trong đó có Philippines và Việt Nam. Nếu tòa án phán quyết rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là bất hợp pháp thì đây sẽ là một đòn ngoại giao lớn đối với cường quốc này.
Minh Thùy(tổng hợp từ Vnexpress, Thanh Niên)
‘Mỹ cần tăng cường hiện diện ở Biển Đông’