【nhận định trận mu hôm nay】Đưa Luật Hòa giải đối thoại tại tòa án vào cuộc sống

Hòa giải viên Trần Thị Nhanh trong một phiên hòa giải,ĐưaLuậtHòagiảiđốithoạitạitòaánvàocuộcsố<strong>nhận định trận mu hôm nay</strong> đối thoại liên quan đến tranh chấp đất đai tại Trung tâm hòa giải, đối thoại Tòa án nhân dân tỉnh (Ảnh tư liệu)

Hòa giải viên Trần Thị Nhanh trong một phiên hòa giải, đối thoại liên quan đến tranh chấp đất đai tại Trung tâm hòa giải, đối thoại Tòa án nhân dân tỉnh (Ảnh tư liệu)

Đa dạng hình thức giải quyết tranh chấp

Luật HGĐTTTA chính thức được thông qua ngày 16/6/2020 tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Bộ luật này gồm 4 chương, 42 điều, quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về HGĐTTTA; quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên tại tòa án, các bên tham gia HGĐTTTA; trách nhiệm của tòa án trong hoạt động hòa giải, đối thoại; trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại và công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại tòa án.

Thông tin từ TAND tỉnh, Luật HGĐTTTA là bước tiến lớn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác cải cách tư pháp trong việc đa dạng các hình thức giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trong đời sống xã hội, phù hợp với tâm lý, tình cảm và văn hóa của người Việt Nam. Với phương thức thân thiện, dựa trên nguyên tắc chia sẻ, cảm thông, đồng thuận, hòa giải, đối thoại góp phần hàn gắn những mâu thuẫn, rạn nứt, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp trong tương lai, tạo sự đồng thuận, xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.