Đầu năm đến nay,ủđộngứkết quả bóng đá cúp c1 châu á tình hình thời tiết, khí tượng - thủy văn diễn biến bất thường. Áp thấp nhiệt đới, giông lốc, sạt lở đất xảy ra thường xuyên ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống người dân. Do vậy, thành phố Ngã Bảy đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm chủ động ứng phó với mọi tình huống xấu xảy ra.
Thành phố Ngã Bảy cho rà soát, cắm nhiều biển cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ cao sạt lở.
Diễn biến phức tạp, khó lường
Nhận định của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ và Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, tình hình thời tiết năm nay cần đề phòng những cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động vào các tháng cuối mùa mưa (tháng 10, 11, 12) ảnh hưởng đến khu vực Nam bộ. Đặc biệt chú ý tính bất quy luật của bão sẽ tăng cao vào những tháng giữa và cuối năm, có khoảng 2-3 cơn bão ảnh hưởng đến các tỉnh Nam bộ. Mưa kết thúc cuối tháng 11, tổng lượng mưa dao động từ 1.250-1.450mm. Khi xuất hiện mưa thường kèm theo giông lốc với cường độ lớn cục bộ, xảy ra ở nhiều nơi và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.
Mực nước hệ thống kênh, rạch trên địa bàn thành phố Ngã Bảy biến đổi theo triều và từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 11-2021 ảnh hưởng triều cường biển Đông và lũ trên sông Hậu; đỉnh cao nhất năm xuất hiện vào đầu đến giữa tháng 10-2021, tại thành phố Ngã Bảy 1,55m-1,65m có khả năng xấp xỉ và thấp hơn năm 2020 (năm 2020 1,57m). Đề phòng các đợt triều cường cuối năm trùng với thời gian gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, mực nước triều có thể dâng cao bất thường và diễn biến phức tạp. Đối với sạt lở, diễn biến phức tạp trên một số tuyến kênh cấp II, III, đặc biệt là sạt lở trên tuyến kênh xáng Cái Côn.
Ông Cao Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã Tân Thành, cho biết: Đầu năm đến nay, giông lốc đã làm tốc mái nhiều căn nhà và gây thiệt hại cho vườn cây ăn trái. Bên cạnh đó, sạt lở cũng đe dọa đến đời sống người dân và hư hại nhiều lộ giao thông. Ngay khi sự việc xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương đã xuống hiện trường phối hợp UBND xã điều động dân quân tự vệ, công an và các đoàn thể cùng với người dân khắc phục, dọn dẹp, gia cố các điểm sạt lở, để bà con sớm ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu dài cần có giải pháp di dời nhà cửa ven sông.
Xã Tân Thành có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, qua rà soát hiện có khoảng 50 tuyến có nguy cơ sạt lở. Như tuyến kênh Ngọc Ngây, Bưng Cây Sắn, Đông An 2, 2A… Sạt lở không chỉ xảy ra ở các tuyến sông lớn mà ngay ở cả các tuyến kênh nhỏ cũng xuất hiện ngày một nhiều do nước xoáy, tạo ra hàm ếch ăn sâu vào bờ và một phần do ghe, tàu chạy tạo sóng đánh mạnh vào bờ.
“Qua tuyên truyền vận động, cắm biển cảnh báo sạt lở thì ý thức người dân cũng được nâng lên. Khi có dấu hiệu răn, nứt sẽ tiến hành di dời để đảm bảo tính mạng, tài sản cho người dân. Riêng đối với lốc xoáy năm nay cũng xảy ra thường xuyên, tập trung cuối tháng 9, đầu tháng 10, địa phương cũng tuyên truyền, vận động Nhân dân chằng chống nhà cửa, phát quang cây cối để giảm bớt thiệt hại”, ông Cao Thanh Hùng cho biết thêm.
9 tháng đầu năm, trên địa bàn thành phố Ngã Bảy xảy ra 3 điểm sạt lở, chiều dài 100m, ăn sâu vào bờ 3-6m, diện tích mất đất 570m2, ước thiệt hại 160 triệu đồng. Mưa lớn, kèm theo gió mạnh đã làm thiệt hại 17 căn nhà (tốc mái một phần 9 căn, 7 căn tốc mái trên 70% và sập 1 căn), ước thiệt hại 179 triệu đồng. Đồng thời, đã làm ảnh hưởng 138,95ha cây ăn trái, mía, lúa của nông dân. Cụ thể, trên cây ăn trái chủ yếu là đu đủ, mít, chôm chôm, vú sữa, cóc (thiệt hại tỷ lệ 5% là 5ha, từ 30-70% là 0,3ha và trên 70% là 0,65ha); trên cây mía đã làm đổ ngã 10ha, tỷ lệ 10-15%; trên cây lúa đã làm đổ ngã tỷ lệ 10-20% diện tích 123ha chủ yếu ở giai đoạn trổ chín.
Ông Trương Văn Chín, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Ngã Bảy, cho biết đã củng cố, kiện toàn đội xung kích phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các xã, phường trên toàn địa bàn với 803 lực lượng, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng giúp dân khắc phục nhanh hậu quả, sớm ổn định đời sống khi có thiên tai xảy ra.
Thực hiện nhiều giải pháp
Ông Diệp Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngã Bảy, cho biết: Với phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả, địa phương chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức kiểm tra bờ sông, kênh, rạch để cắm biển cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ cao sạt lở, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân theo phương châm “bốn tại chỗ”. Đối với các điểm sạt lở, khẩn trương khắc phục, sớm ổn định cuộc sống cho người dân. UBND các xã, phường vận động Nhân dân phát quang, nạo vét thông thoáng dòng chảy, tháo dỡ, dọn dẹp những vật cản trên bờ, kênh mương làm ách tắc dòng chảy, hạn chế đến việc tiêu thoát nước; kiểm tra và có kế hoạch chặt tỉa, đốn hạ cây xanh không an toàn. Đồng thời, tuyên truyền người dân thường xuyên theo dõi, cập nhật dự báo thời tiết để chủ động phòng, chống. Kiểm tra, chằng chống nhà cửa và sơ tán dân đến nơi an toàn khi có tình huống khẩn cấp.
“Các xã, phường thường xuyên kiểm tra công trình trước mùa mưa, bão để có kế hoạch sửa chữa kịp thời những công trình xuống cấp, hư hỏng. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ để theo dõi tổ chức thông báo, cảnh báo và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Cùng với đó, quản lý, đầu tư, duy tu, đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án, công trình trọng điểm về phòng, chống ngập lụt, sạt lở, thủy lợi để bảo vệ dân cư và ổn định sản xuất, kinh doanh”, ông Diệp Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngã Bảy, yêu cầu.
Để đảm bảo thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 có hiệu quả, về mặt công trình cần tập trung triển khai 13 công trình cấp bách với kinh phí 3,6 tỉ đồng, bao gồm sửa chữa đê bao 6 công trình; nạo vét 3 công trình, 3 đập và 1 công trình gia cố sạt lở. Vận động Nhân dân hiến đất, hoa màu, các vật liệu sẵn có cùng với nguồn kinh phí được phân bổ của thành phố Ngã Bảy để nâng cấp, sữa chữa, gia cố các công trình. |
Bài, ảnh: NGỌC HƯỞNG