Báo Tiền Phongdẫn nguồn tin từ Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) cho biết: Liên quan đến nghi án nhận hối lộ 16 tỷ đồng từ đối tác Nhật Bản (Cty JTC),ắtgiamđìnhchỉchứcvụlãnhđạocấpcaoTổngCôngtyđườngsắtViệgiải bolivia Phó tổng GĐ Tổng Cty này, ông Trần Quốc Đông đã bị bắt tạm giam.
Việc bắt ông Đông diễn ra tại trụ sở Tổng Cty ĐSVN ngày 3/5. Nguồn này cũng cho biết, 3 cán bộ tại Ban QLDA Đường sắt của Tổng Cty cũng đã bị bắt tạm giam.
Ông Trần Quốc Đông
Ông Đông từng làm Trưởng ban Quan hệ quốc tế rồi làm GĐ Ban Quản lý dự án (QLDA) Đường sắt của Tổng Cty ĐSVN.
Trong chiều 5/5, lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam cũng xác nhận vớiTiền Phong đã đình chỉ chức vụ không thời hạn với ông Trần Văn Lục - GĐ Ban QLDA của Cục này.
Ông Lục bị đình chỉ do nghi vấn liên quan đến nghi án nhận hối lộ của JTC từ thời kỳ ông này làm GĐ Ban QLDA của Tổng Cty ĐSVN.
Trao đổi với PV tối 5/5, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường chưa xác nhận về việc các cán bộ trong ngành bị bắt giam. “Cơ quan công an đang điều tra độc lập, chưa có thông báo chính thức với Bộ GTVT. Khi có thông tin, chúng tôi sẽ công bố” – ông Trường nói.
Vào 21g 09 ngày 5-5, ông Trần Ngọc Thành – Chủ tịch Hội đồng thành viên ĐSVN – cho biết trên Tuổi trẻ,đến thời điểm này ĐSVN đã đình chỉ công tác 5 cán bộ để phục vụ việc điều tra của cơ quan công an.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết trong vài ngày qua cơ quan công an đã gọi một số người từng và đang làm việc tại Ban quản lý dự án đường sắt (RPMU- thuộc ĐSVN) lên làm việc.
Trong khi đó, thông tin trên báo Giaothongvantai cũng nói rằng, ông Trần Văn Lục đang có liên quan đến nghi án nhận hối lộ của Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) trong thời gian từ khoảng năm 2000 đến khoảng năm 2009. Sáng 5/5, ông Lục không có mặt tại buổi triển khai quyết định đình chỉ chức vụ này. Được biết, từ năm 2000 đến khoảng năm 2009, ông Lục làm Giám đốc Ban Quản lý các dự án thuộc Tổng công ty Đường sắt VN. Từ năm 2009 đến 2011 làm thư ký của Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt VN. Từ năm 2011, ông Lục chuyển sang làm giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt thuộc Cục Đường sắt VN. Trong khi đó, theo thừa nhận của Chủ tịch JTC có trụ sở tại Tokyo được đăng tải trên báo Yomiuri Shimbun, Công ty này đã trả tiền lại quả cho năm nhân viên Chính phủ, trong đó có một quan chức cấp cao của một văn phòng chịu trách nhiệm quản lý dự án tại Đường sắt VN và một quan chức Tổng cục Đường sắt tại Bộ GTVT Indonesia. Khoản chi phí bất hợp pháp của công ty đã được thực hiện khoảng 40 lần từ tháng 2/2008 đến tháng 2 năm nay, tổng cộng 130 triệu yen, liên quan đến đơn đặt hàng đã nhận được trong 5 dự án ODA. Ngoài ông Trần Văn Lục, 3 cán bộ khác của Tổng công ty Đường sắt VN cũng thuộc diện cán bộ được Bộ GTVT yêu cầu tạm dừng công việc để báo cáo tường trình gồm ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt, ông Ngô Anh Tảo và ông Trần Quốc Đông đều là Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN. Đến thời điểm này, Tổng công ty Đường sắt đã đình chỉ chức vụ 5 người vì liên quan trực tiếp đến nghi án nhận hối lộ. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cũng đã sang Nhật Bản để xác minh thông tin nghi án này. Bộ GTVT cũng nhanh chóng thành lập Tổ kiểm tra xác minh vụ việc, lập đoàn thanh tra toàn bộ các dự án có JTC tham gia và các dự án khác. Ngoài 4 cán bộ nói trên, các thành viên Ban quản lý các dự án đường sắt của Tổng công ty Đường sắt VN bao gồm các Phó giám đốc, trưởng, phó phòng tham gia dự án đường sắt đô thị số 1 giai đoạn 2000 - 2009 đều phải làm báo cáo tường trình, trong đó có nhiều cán bộ đang được xếp vào diện nghi vấn liên quan trực tiếp đến nghi án nhận hối lộ. Vụ việc này hiện nay đã được Chính phủ chỉ đạo Bộ công an vào cuộc điều tra trước khi có những thông báo chính thức từ các cơ quan tư pháp Nhật Bản |
Nghi án JTC hối lộ quan chức giao thông: "Trước hết phải bảo vệ người Việt"