【kq alaves】“Chú Sam” lại tự ái với Afghanistan

Ngay sau những chỉ trích qua lại này,úSamlạitựáivớkq alaves xuất hiện thông tin rằng Washington có thể xem xét khả năng sớm rút toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan (dự kiến là cuối năm 2014), đồng thời có thể cắt giảm viện trợ tài chính (khoảng 3 tỷ USD/năm) cho Kabul.

Điều gì khiến Tổng thống Karzai căng thẳng với Mỹ, nhất là khi tại miền Bắc và Đông Afghanistan, Taliban đang tập hợp lực lượng và công khai tuyên bố ý định phế truất ông? Ông Vyacheslav Nekrasov- Thư ký Hội đồng Liên bang Nga có hợp tác với chính phủ Afghanistan cho rằng trong mọi trường hợp, phần lớn các binh sĩ thuộc Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF) ở Afghanistan sẽ rút khỏi nước này vào cuối năm 2014 và ông Karzai sẽ phải đối mặt trực tiếp với Taliban. Do đó, ông Karzai cần thể hiện mình là nhà lãnh đạo cứng rắn và có chí khí để có thể “cầm cương” một quốc gia nhiều bộ tộc. Trong khi đó, Mỹ đang nỗ lực đàm phán với Taliban mà không đếm xỉa tới ông Karzai, khiến người ta liên tưởng rằng chính phủ Karzai chỉ là bù nhìn.

Ngoài ra, hành động của ông Karzai còn có thể được khởi xướng từ bên ngoài. Chuyên gia Shah Mahmood- Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga cho biết, Pakistan - cái nôi của phong trào Taliban những năm 1990 - không hài lòng trước triển vọng Mỹ tiến hành đàm phán riêng rẽ với Taliban. Do đó, tại Kabul liên tục xuất hiện các gương mặt cấp cao của Islamabad để gây sức ép, buộc ông Karzai phải có quan điểm độc lập. Do Afghanistan hiện ở thế yếu nên tổng thống nước này buộc phải lắng nghe mọi lời khuyên. Theo ông Nekrasov, ông Karzai không đặt mọi hy vọng vào Mỹ mà cần cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có Pakistan. Binh sĩ Mỹ sẽ phải rút đi, trong khi một Islamabad mạnh mẽ vẫn ở bên cạnh.

Một yếu tố nữa buộc ông Karzai phải thể hiện phẩm chất lãnh đạo là ý định tiếp tục giữ chức tổng thống. Theo ông Nekrasov, ông Karzai sẽ không được tham gia ứng cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2014 và phải nhường chỗ cho người kế nhiệm, vốn cũng sẽ tiếp tục chính sách xây dựng quan hệ với các nước láng giềng. Người kế nhiệm có thể là một trong những người anh em của ông - Abdul Qayyum Karzai, vốn được cho là một trùm ma túy đầy ảnh hưởng tại Nga.

Ông Shah Mahmood cho rằng bản thân ông Hamid Karzai chưa muốn rời vị trí tổng thống, dù Hiến pháp Afghanistan không cho phép làm tổng thống quá 2 nhiệm kỳ. Tuy nhiên, nếu ông thực sự muốn làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa, điều này có thể dẫn tới nhiều rối ren. Theo Phái bộ Liên hợp quốc tại Afghanistan, trong cuộc bầu cử năm 2009, có khoảng 1 triệu cử tri bầu cho ông Karzai trong tổng số khoảng 17 triệu người đủ tư cách đi bầu.

Thanh Phương