Cúp C2

【ac milan vs bologna】Kinh tế tăng trưởng tích cực

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Những tháng đầu năm nay, tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, to&agra ac milan vs bologna

Những tháng đầu năm nay,ếtăngtrưởngtchcựac milan vs bologna tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, từ đó tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả tích cực.

Nông dân tích cực đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất, kết hợp sản xuất lúa giảm phát thải đã mang lại hiệu quả cao.

Duy trì ổn định sản xuất

Theo Cục Thống kê tỉnh, qua 8 tháng đầu năm 2024, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển ổn định, diện tích lúa có giảm, nhưng diện tích nuôi trồng và sản lượng thủy sản tăng so với cùng kỳ. Đóng góp nhiều nhất trong lĩnh vực này vẫn là cây ăn quả, rau màu và thủy sản. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng khá, tuy nhiên mức tăng thấp hơn 6 tháng đầu năm, chủ yếu do ngành sản xuất điện chậm lại. Cụ thể, giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 12,41% (6 tháng là 13,59%), trong đó công nghiệp chế biến tăng 13,28%, cao hơn 6 tháng đầu năm; sản xuất và phân phối điện tăng 18,69%, thấp hơn 6 tháng đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu do sản lượng điện có xu hướng giảm.

Doanh thu lĩnh vực thương mại - dịch vụ 8 tháng qua tăng 7,21% so cùng kỳ. Trong đó, bán lẻ hàng hóa tăng 4,33% (cao hơn mức tăng 6 tháng 3,99%) nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ là 17,48%. Chủ yếu do ngành bán lẻ xăng dầu, chiếm tỷ trọng 17% tổng doanh thu bán lẻ có tốc độ giảm 12% so cùng kỳ. Tuy nhiên, tình hình bán lẻ có cải thiện trong tháng 8, khi tổng mức bán lẻ tăng 13% so cùng kỳ.

Nhiều hộ dân đã chuyển từ đất lúa kém hiệu quả sang rau màu ngắn ngày cho thu nhập cao hơn.

Với xu hướng trên, dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 đạt kế hoạch với mức tăng 7,6% (thấp hơn mức tăng 6 tháng đầu năm), xấp xỉ kịch bản tăng trưởng năm 2024 của tỉnh (6 tháng đạt 8,35%, cả năm 8%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,17%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 13,06% (công nghiệp tăng 12,91%), khu vực dịch vụ tăng 6,82% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,52%.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch; thực hiện hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai, sạt lở, tìm kiếm cứu nạn thực hiện tốt, thường xuyên thông tin tình hình, diễn biến thời tiết, thiên tai để người dân chủ động phương án ứng phó. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh đang phục hồi và tăng trưởng trở lại sau đợt ảnh hưởng kinh tế thế giới suy thoái, duy trì ổn định các thị trường truyền thống và tăng cường tìm kiếm thị trường mới, nên một số sản phẩm công nghiệp tăng mạnh so với cùng kỳ.

Theo ông Thiều Vĩnh An, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, để thực hiện hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, các ngành chức năng cần có các giải pháp nhằm duy trì ổn định sản xuất của các ngành có tăng trưởng tốt trong 8 tháng đầu năm, trong đó đặc biệt quan tâm đảm bảo kế hoạch sản xuất trong năm của các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và dự án nhiệt điện luôn hoạt động ổn định. Chuyển đổi cơ cấu, phục hồi sản xuất kinh doanh các ngành đang gặp khó khăn. Cụ thể, trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong điều kiện hiện nay diện tích lúa giảm 3% (tương ứng giảm 5.339ha), cần tăng cường chuyển dịch cây trồng sang những sản phẩm có giá trị cao, sản phẩm có vòng quay ngắn như rau màu, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, đặc biệt một số sản phẩm có giá trị cao như lươn, ba ba, cá thát lát...

Gia đình ông Nguyễn Văn Lâm, ở ấp 3, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, có 5 công đất lúa đã chuyển sang trồng màu như dưa leo, khổ qua, cho biết trồng màu thì nặng công chăm sóc và chi cũng cao hơn trồng lúa. Trung bình một năm gia đình trồng 3 vụ, nhưng trong vụ này thì nặng thêm chi phí phần bơm nước. Nếu trồng dưa leo thì từ lúc trồng đến kết thúc vụ khoảng 2,5 tháng. Nếu giá dưa leo ổn định từ 8.000 đồng/kg trở lên thì cho lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/công. Tuy nhiên, để trồng được rau màu trong mùa mưa thì phải làm bờ bao chắc chắn và sẵn sàng máy bơm túc trực khi có nước nâng cao và mưa lớn.

Ngoài ra, theo ngành chức năng tỉnh thì lĩnh vực công nghiệp cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ thuế, phí xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng trong nước. Nắm bắt và giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp hoạt động các ngành như: sản xuất đồ uống; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu... Đặc biệt quan tâm kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình mới hoàn thành theo kế hoạch đưa vào hoạt động trong năm 2024.

Nỗ lực những tháng cuối năm

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết sẽ tập trung chỉ đạo sản xuất và thu hoạch dứt điểm lúa vụ Hè thu còn lại và thực hiện sản xuất vụ lúa Thu đông theo kế hoạch; tăng cường hướng dẫn nông dân phòng ngừa các loại sâu bệnh để phòng trị kịp thời, hiệu quả. Chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất rau màu, cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh cao, sản xuất theo chuỗi giá trị và theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp an toàn có thị trường tiêu thụ tốt để tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhân rộng điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi; chú trọng nâng cao giá trị nông sản. Chủ động công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra vệ sinh thú y, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm bệnh làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Tiếp tục hướng dẫn các địa phương áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để bảo vệ và phát triển tổng đàn hiện có, chỉ đạo đẩy nhanh quy mô sản xuất và tăng trưởng chăn nuôi gia cầm, các loài gia súc khác.

Song song đó, tỉnh cũng quan tâm phát triển cả số lượng và chất lượng thành viên, lực lượng lao động tham gia lĩnh vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất. Theo dõi, kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động và đầu tư cơ sở hạ tầng của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, khí hậu, thiên tai, chủ động phương án ứng phó; đồng thời, chuẩn bị phương án cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo ổn định đời sống Nhân dân khi thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó thiên tai cho người dân để giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Thường trực UBND tỉnh cũng đã yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công thực hiện các công trình trọng điểm của quốc gia, của tỉnh và giải ngân các dự án đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó thường xuyên theo dõi sát kế hoạch, mục tiêu giải ngân chi tiết của từng dự án để tập trung chỉ đạo, kịp thời tham mưu, đề xuất điều chuyển vốn từ các nhiệm vụ, dự án không đủ điều kiện để giải ngân hoặc giải ngân chậm để bổ sung cho các nhiệm vụ, dự án có khả năng giải ngân nhanh và có nhu cầu bổ sung vốn theo quy định. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý hàng hóa, bình ổn giá cả thị trường. Tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử; đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh. Tổ chức thực hiện các giải pháp hiệu quả tăng thu ngân sách nhà nước, bảo vệ nguồn thu, các giải pháp về cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất để bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương chi cho đầu tư công. Kiểm soát chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, trong đó thực hiện nghiêm yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024. Đặc biệt là triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tập trung, quyết liệt thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm trên địa bàn tỉnh...

HOÀI THU

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap