【kèo dortmund tối nay】Quảng Ninh: Hướng đến trở thành mô hình mẫu chuyển đổi số của cả nước
Đến nay,ảngNinhHướngđếntrởthànhmôhìnhmẫuchuyểnđổisốcủacảnướkèo dortmund tối nay tỉnh Quảng Ninh đã tạo lập được hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin vững chắc, huy động được sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của các sở, ngành, địa phương cũng như người dân trên toàn tỉnh.
Đây chính là nền tảng quan trọng đưa Quảng Ninh sớm trở thành tỉnh điển hình, đi đầu trong chuyển đổi số toàn diện, hướng đến trở thành mô hình mẫu chuyển đổi số của cả nước.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả trong chuyển đổi số, tạo chuyển biến trong cơ quan nhà nước cũng như doanh nghiệp, người dân. Đặc biệt, việc chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được các cấp, ngành chú trọng.
Điển hình như Kho bạc Nhà nước (KBNN) Quảng Ninh, tính đến cuối năm 2022 đã cung cấp 100% thủ tục thực hiện dịch vụ công trực tuyến của KBNN mức độ 4 và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; thực hiện tốt việc khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của hệ thống KBNN.
Cùng với đó, KBNN Quảng Ninh cũng tiếp tục thực hiện áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 tại cơ quan KBNN Quảng Ninh. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các KBNN huyện, thị xã, thành phố trực thuộc đã chủ động rà soát, sửa đổi kịp thời các quy trình ISO theo quy định. Qua đó, đã tạo được tính chuyên nghiệp trong giao dịch, tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng và nhân dân khi làm việc với kho bạc.
Đặc biệt, từ ngày 24/11/2022, KBNN Quảng Ninh chính thức thực hiện liên thông dịch vụ công trực tuyến - TABMIS (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc - thanh toán điện tử với ngân hàng). Đây là sự tích hợp, liên thông giữa các quy trình nghiệp vụ với chương trình dịch vụ công trực tuyến nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về cải cách, hiện đại hóa KBNN; từ đó góp phần cải tiến quy trình nghiệp vụ, nâng cao năng suất, chất lượng với mục tiêu tự động hóa tối đa các bước xử lý trên các ứng dụng, thuận tiện cho người sử dụng, các đơn vị giao dịch và KBNN.
Tính đến hết năm 2022, KBNN Quảng Ninh đã có trên 1.468 đơn vị đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt 100% tổng số đơn vị tại KBNN tỉnh và thành phố, thị xã; có khoảng trên 450.000 chứng từ chi điện tử đi qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Đặc biệt, đến nay, trên 90% đơn vị sử dụng ngân sách đã cài đặt ứng dụng cảnh báo rủi ro trên thiết bị di động để tra cứu kịp thời biến động số dư tài khoản và kết quả xử lý giao dịch hồ sơ chứng từ trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của KBNN.
Kho bạc Nhà nước Quảng Ninh đẩy mạnh công tác chuyển đổi số. |
Với những kết quả đạt được, KBNN đã nhận được sự đánh giá cao của khách hàng và các đơn vị sử dụng ngân sách. Trong năm 2022 vừa qua, KBNN tiếp tục đứng vị trí thứ 2 trong khối các tổng cục thuộc Bộ Tài chính về cải cách hành chính.
Tương tự, với việc nỗ lực triển khai các hoạt động cải cách hiện đại hóa, hướng tới hải quan số, hải quan thông minh đã góp phần tích cực giúp Cục Hải quan Quảng Ninh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà ngành và tỉnh giao.
Đến nay, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện đồng bộ, toàn diện chuyển đổi số trong công tác nghiệp vụ hải quan, như: duy trì, đảm bảo vận hành an toàn, ổn định Hệ thống khai báo, thông quan điện tử VNASSS/VCISS; 100% tờ khai đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được khai báo trên hệ thống thông quan tự động.
Cơ quan hải quan tiếp tục duy trì hiệu quả đề án thu thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7; đẩy mạnh thực hiện phối hợp thu ngân sách nhà nước với 42 ngân hàng thương mại; 100% phí, lệ phí được thực hiện theo phương thức điện tử, không dùng tiền mặt trong thanh toán phí, lệ phí hải quan.
Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh cũng đang triển khai hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN; hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin lược khai hàng hóa điện tử (e-Mannifest) ở tất cả 6/6 chi cục với 12 thủ tục phát sinh liên quan của 5 bộ, ban, ngành. 100% thủ tục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện thủ tục hải quan theo phương thức điện tử.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 đứng trong nhóm 3 địa phương dẫn đầu về chỉ số đánh giá chuyển đổi số, trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh.
Trong đó, 100% cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở, được trang bị cơ sở vật chất đảm bảo kỹ thuật, an toàn phục vụ chuyển đổi số; 100% công việc ở cả 3 cấp từ tỉnh đến xã phải được xử lý trên hệ thống chính quyền điện tử; 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được ký số và trả cho người dân trên môi trường số; 100% người dân có định danh số và mỗi gia đình đều có địa chỉ số, hạ tầng mạng cáp quang băng rộng đến hộ gia đình đạt 50%...
Đến tháng 4/2022, 100% địa phương trong tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số do chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố làm trưởng ban chỉ đạo; 100% sở, ngành đã thành lập Ban chuyển đổi số do người đứng đầu làm trưởng ban. Công tác tuyên truyền được thực hiện tích cực trên tất cả các nền tảng.
Sở Thông tin & Truyền thông Quảng Ninh đã thực hiện tích hợp trang zalo Chuyển đổi số quốc gia vào trang zalo Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh để tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận thông tin.
Hiện Quảng Ninh đứng đầu cả nước về tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (78%); 100% thủ tục đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thì Quảng Ninh cũng đã hoàn thành để cung cấp cho người dân và doanh nghiệp.
Từ tháng 5/2022, Quảng Ninh là một trong 3 tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành kết nối dữ liệu dân cư. Về mức độ chính quyền điện tử (chỉ số ICT), hiện tỷ lệ hồ sơ được xử lý trên hệ thống chính quyền điện tử của cả 3 cấp tăng 60% so với năm 2021 và 90% người đứng đầu đã sử dụng chữ ký số; tỷ lệ văn bản gửi trên môi trường mạng đạt 95%.
Quảng Ninh đang đứng ở vị trí thứ 2 về tính công khai, minh bạch; tiến độ giải quyết TTHC cũng đứng thứ 2 và việc số hóa hồ sơ đứng thứ 5 cả nước. Hiện 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng, khai thác hóa đơn điện tử; hộ kinh doanh cá thể đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử đạt 95,7%, phổ cập chữ ký số đến 100% doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Tính đến thời điểm này, Quảng Ninh là một trong 6 tỉnh, thành phố đầu tiên triển khai thực hiện thành công hệ thống hóa đơn điện tử giai đoạn 1. Qua đó, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thanh toán. Đến nay, đã có hơn 9.000 doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, đạt 100% các đơn vị đủ điều kiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử; 100% bệnh viện, trung tâm y tế, trung tâm hành chính công, trường đại học, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt... |