Ông Trịnh Thế Dũng - Phó Tổng giám đốc công ty Gang thép Nghi Sơn chia sẻ với phóng viên về khó khăn khi dự án điện chậm tiến độ |
TheàiDoanhnghiệpthiệthạivìdựánđiệnchậmtiếnđộ7m ty so ty leo báo cáo của các cán bộ dự án EVNNPC, đơn vị đang triển khai 2 dự án lưới điện 110kV trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, trong đó một dự án đã quá hạn kế hoạch còn một dự án có nguy cơ chậm tiến độ vì lý do giải phóng mặt bằng. Sự chậm trễ này gây thiệt hại không chỉ đối với ngành điện mà còn cả với các doanh nghiệp đầu tư và người dân trên địa bàn.
Cụ thể, dự án đường dây và Trạm biến áp (TBA) 110 kV Tĩnh Gia được xây dựng nhằm mục tiêu đảm bảo cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu phụ tải trên địa bàn khu vực huyện Tĩnh Gia; kết nối lưới trung thế 35, 22kV; chống quá tải cho lưới điện khu vực, giảm tải, hỗ trợ công suất và nâng cao chất lượng điện năng cho TBA 110kV Tĩnh Gia hiện có, giảm tổn thất điện năng do giảm bán kính cấp điện của lưới trung thế.
Dự án có quy mô về phần đường dây xây dựng mới tuyến đường dây 110kV 2 mạch, có tổng chiều dài khoảng 14.3 km. Phần TBA 110kV xây mới bao gồm 02 máy biến áp có tổng công suất 80 MVA, cấp điện áp: 110/25/22 kV (giai đoạn 1 lắp 01 máy 40MVA); xây dựng các ngăn lộ phía 110kV/35kV/22kV với đầy đủ trang thiết bị; Đối với xuất tuyến 22-35kV xây dựng mới 03 lộ xuất tuyến 35kV có tổng chiều dài khoảng 21,7 km, trong đó: cáp ngầm có tổng chiều dài khoảng 1 km, đường dây trên không có tổng chiều dài khoảng 20.7 km; Xây dựng mới 04 lộ xuất tuyến 22 kV có tổng chiều dài khoảng 6.9 km, trong đó: cáp ngầm có tổng chiều dài khoảng 0.8 km, đường dây trên không có tổng chiều dài khoảng 6.1 km.
Toàn bộ dự án đường dây 110 k các xã Trường Lâm, Tân Trường, Tùng Lâm, Phú Lâm, Trúc Lâm và Xuân Lâm; đường dây trung áp 22-35kV xuất tuyến đi trên địa bàn các xã Xuân Lâm, Trúc Lâm, Phú Lâm, Phú Sơn, Thanh Kỳ, huyện Tĩnh Gia.
Dự án có vốn đầu tư gần 180 tỷ đồng (vốn vay JICA), được khởi công và Quý IV năm 2017. Theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào Quý II/2018.
Báo cáo của Ban dự án phát triển điện lực EVNNPC, phần đường dây 110kV có 68 vị trí nhưng đến nay mới đúc móng hoàn chỉnh 61/68 vị trí, dựng cột hoàn chỉnh 51/68 vị trí và chưa thể hoàn thành vì còn 4 vị trí cột còn vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng. Mặc dù Ban quản lý dự án và UBND huyện Tĩnh Gia đã nhiều lần vận động nhưng một số hộ dân vẫn chưa đồng ý. Thậm chí đã có hộ nhận tiền bồi thường nhưng lại gây khó khăn không cho nhà thầu thi công.
Đối với phần hành lang tuyến, đa số các hộ dân đã nhận tiền hỗ trợ nhưng vẫn còn nhiều hộ không đồng ý nhận tiền. Đơn cử như tại xã Phú Lâm có 53 hộ bị ảnh hưởng dưới hành lang lưới điện nhưng mới có 45 hộ nhận tiền. Còn 8 hộ hành lang tuyến không nhận tiền do đơn giá thấp, yêu cầu đền bù 100% cây cối trong hành lang dù tỉnh đã chỉ đạo hỗ trợ đến mật độ 3.000 cây/ha. Hay tại xã Tân Trường, khoảng kéo dây 13-15 đi trên ruộng lúa không có đền bù nhưng các hộ dân vẫn yêu cầu đền bù.
Đại diện Ban quản lý dự án phát triển điện lực EVNNPC cho biết, phương án bồi thường phần móng cột và hành lang tại một số xã vẫn đang phải chờ cấp có thẩm quyền phê duyệt mới có cơ sở để triển khai. Như vậy đến thời điểm này, dự án đã chậm gần 1 năm chỉ vì 4 vị trí móng cột và một số đoạn hành lang tuyến.
Một dự án khác cũng do EVNNPC triển khai đang có nguy cơ chậm tiến độ vì khó khăn trong công tác hỗ trợ bồi thường thi công. Đó là dự án đường dây 110kV từ TBA 220kV Nghi Sơn đến TBA 110kV Luyện Kim 1. Dự án được xây dựng nhằm mục tiêu cấp điện cho nhà máy cán thép Nghi Sơn thuộc khu kinh tế Nghi Sơn; đồng thời đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải, tăng cường liên kết lưới, nâng cao độ ổn định và tin cậy cung cấp điện cho lưới điện huyện Tĩnh Gia nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Tổng mức đầu tư hơn 70 tỷ đồng (vốn vay thương mại và của EVNNPC).
Cả tuyến đường dây mạch kép với chiều dài tuyến là 7,66km gồm 31 vị móng cột. Dự án khởi công vào 26/12/2018; kế hoạch đóng điện trước 30/7/2019. Cho đến thời điểm này, chủ đầu tư đã đúc móng xong 22/31 vị trí; dựng cột xong 20/31 vị trí; đang tiến hành kéo dây một số vị trí. Sở dĩ còn 8 vị trí cột dù đã có mặt bằng song chưa thể thi công và một số vị trí chưa thể kéo dây vì đường dây đi qua một số công ty và rừng phòng hộ. Ví dụ như từ vị trí 07 đến vị trí cột số 14 đi qua công ty Anh Phát và rừng phòng hộ. Hay vị trí cột 05, 06 do vướng mắc tuyến qua Công ty Hà Thành.
Đại diện các ban quản lý dự án thuộc EVNNPC cho biết, mặc dù đã có sự hỗ trợ đắc lực của UBND tỉnh Thanh Hoá, huyện Tĩnh Gia và các sở ban ngành; bản thân chủ đầu tư, các nhà thầu thi công cùng doanh nghiệp thụ hưởng đã chủ động vào cuộc, tìm mọi cách để vận động, thương thuyết song kết quả vẫn chưa đạt như kỳ vọng.
Lắp đặt máy biến áp 110 kV |
Ông Nguyễn Ngọc Thanh – đại diện Ban quản lý dự án phát triển điện lực EVNNPC cho biết, dự án chậm tiến độ không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho chủ đầu tư, các nhà thầu thi công mà còn cho các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân thụ hưởng; lãng phí nguồn lực của nhà nước, xã hội. Việc chậm tiến độ cũng sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ khác như không đảm bảo việc cung cấp điện cho sản xuất, sinh hoạt của người dân; áp lực lên lưới điện, không giảm được tổn thất điện năng; chất lượng điện không đảm bảo…
Chia sẻ với chúng tôi, ông Trịnh Thế Dũng – Phó Tổng giám đốc Công ty Gang thép Nghi Sơn cho biết, công ty đã cơ bản hoàn thiện giai đoạn 1 của nhà máy, trong đó có 1 dây chuyền sản xuất đúc và cán thép hoàn thành lắp đặt vào tháng 4/2019, 1 dây chuyền sẽ hoàn thiện vào tháng 7/2019 tới đây. Dự kiến khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ tạo công ăn việc làm cho khoảng 1.700 người, đóng góp cho ngân sách khoảng 2000 tỷ đồng/năm.
Toàn bộ dây chuyền của nhà máy đều sử dụng điện nên nhu cầu điện là vô cùng quan trọng và cấp bách. Để nhà máy vận hành ổn định, công ty đã đầu tư xây dựng một trạm biến áp 110kV ngay trong khuôn viên và đã hoàn thành, chỉ đợi đấu nối với đường dây 110kV do ngành điện đầu tư.
“Về cơ bản, hạ tầng phục vụ sản xuất đã xong, tuy nhiên đơn vị chưa thể vận hành đồng bộ dây chuyền 1 và sắp tới là dây chuyền 2 vì chưa có nguồn điện” – ông Trịnh Thế Dũng nói.
Theo ông Dũng, sau khi có chủ trương đầu tư, EVNNPC đã tích cực triển khai dự án, Chính quyền và các ban ngành của tỉnh Thanh Hoá và huyện Tĩnh Gia cũng đã vào cuộc nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án. UBND tỉnh Thanh Hoá và ngành điện đã cam kết Quý I/ 2019 có điện nhưng đến nay dự án này đã chậm 3 tháng và có thể còn chậm hơn nữa nếu không có giải pháp kịp thời, quyết liệt hơn nữa.
Khi được hỏi về những thiệt hại cho doanh nghiệp nếu dự án không kịp tiến độ, ông Dũng chia sẻ: Mỗi một tháng chậm, công ty sẽ thiệt hại hàng chục tỷ đồng do trả lãi ngân hàng; rồi tiền trả lương cho 10 chuyên gia nước ngoài, trả lương cho toàn bộ công nhân đợi sản xuất. Đó là chưa kể đến các chi phí cơ hội khác khi không có sản phẩm đưa ra thị trường.
Có thể nói, việc chậm có điện, cũng sẽ ảnh hưởng đến hàng nghìn lao động, ảnh hưởng đến chỉ số phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, cũng như nguồn thu ngân sách của địa phương.
(Còn nữa...)