【kết quả cúp c2 lượt đi】Vợ tướng Vịnh kể hậu trường viết 'Người thầy' giành 2 Giải thưởng Sách Quốc gia
Tại lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia 2024,ợtướngVịnhkểhậutrườngviếtNgườithầygiànhGiảithưởngSáchQuốkết quả cúp c2 lượt đi cuốn sách Người thầy của cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phát hành, giành giải C và giải Sách được bạn đọc yêu thích.
Bà Đặng Thị Minh Ngọc - vợ cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh "vui và xúc động" khi nhận giải thưởng cho chồng.
Bà kể, năm 2023,Người thầy nhận giải Cuốn sách được bạn đọc yêu thích do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao tặng. Năm nay, tác phẩm tiếp tục được bạn đọc yêu mến nhiều hơn với hai giải thưởng, đó cũng là dấu ấn.
"Tôi nghĩ cuốn sách đã phần nào được lan tỏa, chạm đến tình cảm của mọi người", bà Ngọc nói.
Là độc giả đặc biệt của chồng, bà Ngọc cho biết Người thầy không chỉ viết về ông Ba Quốc - một anh hùng trong ngành tình báo mà còn kể lại cuộc đời và sự phấn đấu của tướng Vịnh trong công việc này. Tất nhiên, ngành tình báo có đặc thù riêng nên không thể nói hết trong tác phẩm.
"Đây là cuốn sách chồng tôi thai nghén từ rất lâu. Ông Ba Quốc là người dẫn dắt chồng tôi làm nghề và làm người. Ông là người cha thứ hai của anh Vịnh, có mối quan hệ thân thiết với gia đình tôi. Chính vì vậy, anh Vịnh viết sách để đền đáp công ơn của người thầy. Ban đầu tác phẩm được đặt khá nhiều tên, nhưng sau cùng Người thầyđược lựa chọn bởi anh Vịnh thấy nó hợp lý nhất", bà Ngọc chia sẻ.
Ấp ủ suốt 20 năm nhưng tướng Vịnh bắt tay vào viết cuối năm 2022, khi nghỉ hưu. Tháng 11/2023, xong bản thảo, ông gửi in sách.
"Chồng tôi rất yêu thích văn học, chịu khó và thích đọc sách từ nhỏ. Trước đây, gia đình anh ở 34 Lý Nam Đế, đối diện Thư viện Quân đội nên đó là địa điểm yêu thích, thường xuyên ghé thăm. Sau này khi đi học tại Nha Trang, anh cũng luôn xuống thư viện đọc sách mỗi ngày.
Chồng tôi tới thư viện nhiều đến nỗi người khác nghĩ anh tán tỉnh cô gái nào ở đó. Sau mỗi ngày, anh làm đầy tư liệu trong con người mình. Tôi thấy anh có cả một kho tàng văn học trong mình nên mọi thứ sẽ tuôn ra tự nhiên nhất nhưng vẫn có chiều sâu và sự chỉn chu, tỉ mỉ, cẩn thận trong từng câu chữ", bà Ngọc cho hay.
Thời điểm Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh viết cuốn sách cũng là lúc ông phát hiện bị bệnh, song ông vẫn sửa bản thảo khi nằm viện.
"Chồng tôi làm việc rất khoa học, phân định rất rõ ràng. Anh ấy viết nhưng vẫn có thời gian nghỉ ngơi, xem ca nhạc, dành thời gian cho vợ con và các cháu.
Khi nằm viện, sáng uống thuốc xong chồng tôi lại ngồi vào bàn làm việc. Gia đình tôi mang cả máy in, mua mực, giấy phục vụ anh làm việc trong bệnh viện. Chúng tôi còn tôi thuê chỗ ở ngay cạnh viện để chữa bệnh cho anh", bà Ngọc tâm sự.
Theo bà Ngọc, tâm nguyện của chồng là hoàn thành cuốn sách trong thời gian chữa bệnh đã được như ý.
Nhân vật trung tâm trong Người thầylà ông Ba Quốc, tức Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Trần Đức, một nhà tình báo xuất sắc hội tụ đầy đủ những phẩm chất của một điệp viên "chui sâu, leo cao" hoàn hảo; một nhà chỉ huy có tầm nhìn chiến lược, sắc sảo, quyết liệt và là một người thầy có cá tính đặc biệt, nghiêm khắc nhưng vô cùng nhân văn, sâu sắc.
Với 500 trang khổ lớn, được bố cục thành 7 chương theo phong cách hiện đại, Người thầykhông chỉ kể về những đóng góp quan trọng của ông Ba Quốc đối với ngành tình báo quốc phòng mà còn nói về sự mất mát, hy sinh thầm lặng của cá nhân ông và gia đình. Tác phẩm cũng đem đến cho bạn đọc câu chuyện cuộc đời, những điệp vụ, chiến công của một số nhân vật nổi tiếng, các nhà tình báo lỗi lạc cũng như người chỉ huy trực tiếp và đồng đội "vào sinh ra tử" của tác giả.
Dưới góc nhìn của tác giả, Thiếu tướng Đặng Trần Đức là một người sẵn sàng hy sinh vì đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, hết mình vì nhiệm vụ, nghiêm khắc về công việc nhưng cũng rất đời thường, quan tâm và sâu sát đối với thế hệ trẻ. Với tấm lòng kính trọng, cảm phục về người thầy của mình, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã truyền lửa cho đoàn viên, thanh niên về tình yêu, lý tưởng cách mạng của Thiếu tướng Đặng Trần Đức, về niềm tin đối với thế hệ trẻ của lớp người đi trước.
Tác giả cũng mong muốn Người thầy đến với bạn đọc nói chung, thế hệ trẻ nói riêng như một mảnh ghép rất nhỏ về quá khứ, qua đó hiểu rõ hơn về giá trị của hòa bình.