【kết quả israel】Có dễ để OPEC giảm sản lượng dầu ?

Kết quả cuộc họp của bộ trưởng 14 nước thành viên khối OPEC tại thủ đô Algiers,ễđểOPECgiảmsảnlượngdầkết quả israel bên lề một diễn đàn quốc tế về năng lượng mới đây khiến thị trường bất ngờ khi nhất trí về một thỏa thuận cắt giảm sản lượng lần đầu tiên trong vòng 8 năm trở lại đây.

Giá dầu tăng mạnh sau khi thỏa thuận được công bố.

Bộ trưởng Dầu mỏ của các nước cho biết OPEC đồng thuận hạn chế sản lượng của toàn nhóm ở mức 32,5-33 triệu thùng/ngày, tức là giảm gần 750.000 thùng so với sản lượng của OPEC trong tháng 8. Quyết định cắt giảm với số lượng như trên được cho là mức cắt giảm nhiều nhất tính từ lúc tổ chức OPEC ra quyết định tương tự sau đợt sụt giảm mạnh trong cuộc đại khủng hoảng năm 2008.

Sau thông tin này, giá dầu ngay lập tức tăng vọt. Dầu thô biển Bắc giao dịch ở London tăng 6,5%, lên 48,96 USD/thùng. Cổ phiếu của Exxon - công ty dầu mỏ đại chúng lớn nhất thế giới - tăng vọt 4,4%, mạnh nhất kể từ tháng 2.

Có thể thấy ngay rằng đây là quyết định mở ra triển vọng tươi sáng cho ngành năng lượng thế giới cũng như triển vọng của các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ, từ những tập đoàn lớn như Exxon Mobil đến những công ty dầu đá phiến nhỏ hơn ở Mỹ hay những nước như Nga và Saudi Arabia. Tuy nhiên, đối với người tiêu dùng thì đây lại không phải là tin vui vì trong thời gian tới khả năng giá dầu sẽ tăng.

Thực tế xung quanh việc cắt giảm sản lượng dầu của OPEC có những nhận định trái chiều. Ông Greg McKenna, nhà phân tích của AxiTrader, nhận định: “Nhiều quốc gia thành viên của OPEC hiện đang thật sự khủng hoảng vì giá dầu giảm. Nền kinh tế đứng chựng hoặc suy giảm và các chính phủ đối mặt với vấn đề ngân sách. Vì thế áp lực ngân sách đã chiến thắng trước những áp lực chính trị. Tôi tin rằng lần này việc giảm mức sản lượng và sự tăng giá dầu sẽ kéo dài”.

Ở chiều ngược lại, nhiều chuyên gia vẫn hoài nghi, bởi lẽ thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu của OPEC ít được tôn trọng nghiêm ngặt. Trước hết, đó chỉ là một quyết định mang tính “định hướng”, còn cách thức triển khai thực thi như thế nào thì còn phải chờ đến cuộc họp thượng đỉnh của OPEC tổ chức tại Vienna (Áo) vào ngày 30-11 tới. Một ủy ban cấp cao của OPEC sẽ được thiết lập để xác định mức giảm sản lượng của mỗi thành viên trong khối này. Ngoài việc bàn bạc về các chi tiết, OPEC cũng phải thuyết phục các nước sản xuất dầu bên ngoài nhóm (mà quan trọng nhất là Nga) hạn chế sản lượng. Trong khi Nga tuyên bố vẫn duy trì sản lượng khai thác dầu. Tháng 9 vừa qua, Nga sản xuất 11,1 triệu thùng/ngày, tăng 400.000 thùng so với tháng 8.

Kế đến là mức cắt giảm vừa công bố có thật sự là cắt giảm? Con số mục tiêu mà OPEC nhắm tới thực tế chỉ vừa bằng con số khối này sản xuất trong tháng 3 năm nay, tức 32,47 triệu thùng/ngày, theo số liệu của IEA. Thậm chí số liệu cũng chỉ ra rằng mức cắt giảm vừa quyết định thấp hơn cả mức mà các thành viên OPEC đã đua nhau tăng thêm trong năm qua là 930.000 thùng/ngày.

Vì lẽ đó, các chuyên gia cho rằng quyết định cắt giảm trên không làm thay đổi căn bản thị trường hiện tại. Các chuyên gia phân tích của Ngân hàng BMO Capital Markets còn lưu ý rằng một đặc tính của OPEC cần phải ghi nhận là tuyên bố trên bàn hội nghị thì như thế nhưng vào thực tế thì hầu như không thành viên nào của OPEC tuân thủ mức hạn ngạch được áp đặt. “Một lần nữa OPEC cho thấy họ có thể điều khiển tâm lý của thị trường bằng những câu nói. Thực tế diễn ra như thế nào thì thời gian mới có thể cho chúng ta câu trả lời”, Bob McNally - người sáng lập hãng tư vấn The Rapidan Group, nhận định.

NGUYỄN TẤN tổng hợp