【nay có đá banh không】Chuyện của 'ông huyện' về hoa ly mập mạp, tươi được 15 ngày
Như thường lệ,ệncủaônghuyệnvềhoalymậpmạptươiđượcngànay có đá banh không giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào thứ 3 hằng tuần. Lần này, có sự tham dự của nhiều bên nhưng người nói ít mà ai cũng nghe, cũng tò mò lại là chuyện của "ông huyện" Nguyễn Văn Đạc - Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ về dồn điền đổi thửa tại địa phương và trồng hoa ly tươi lâu.
Ông Nguyễn Văn Đạc - Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ. Ảnh Viết Cường
Nói trong giao ban báo chí, ông Đạc chia sẻ về kinh nghiệm thực hiện dồn điền đổi thửa tại địa phương ông. Theo ông, để tránh việc người dân khiếu kiện, không hài lòng về chủ trương sau khi triển khai, trước tiên cần phải tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân hiểu được vai trò, mục đích, ý nghĩa của việc dồn điền đổi thửa. Thứ hai là phải công khai, dân chủ trong tất cả các khâu, để cho người dân tham gia bàn bạc.
“Có nghĩa để cho người dân thoải mái hết sức nhưng không phải muốn thế nào cũng được, chúng ta phải phân tích rõ nét”, ông Đạc cho biết.
Tiếp đến là vấn đề con người. Ông Đạc cho rằng, ban dồn điền đổi thửa phải được chính người dân lựa chọn, bầu ra những con người có uy tín, đạo đức tốt và “không vướng gì cả”.
Ông Đạc tự tin, những điều này sẽ tạo ra sự minh bạch, khách quan qua các khâu. Có thể hạn chế được tình trạng người dân phản đối trong và sau quá trình thực hiện.
Vấn đề thứ hai, ông Đạc chia sẻ về xây dựng nông thôn mới. Theo ông, muốn phát triển, mỗi địa phương cần phải chú trọng, phát huy những điểm mạnh, lợi thế của mình. Ví dụ như ở địa phương ông, Hát Môn có lợi thế du lịch, Tam Hiệp có lợi thế làng nghề,…
Trước đó, trong bản báo cáo của huyện gửi cho các phóng viên, Phúc Thọ có nhấn mạnh về quy hoạch vùng rau, vùng hoa tại địa phương. Nhiều phóng viên cũng quan tâm và đặt câu hỏi với ông Đạc về việc này.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo thăm mô hình trồng đậu tương giống tại xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ. Ảnh Dangcongsan.vn
Nhắc tới thế mạnh đang được đầu tư tại địa phương và liên quan trực tiếp đến “nồi cơm” của người nông dân trong huyện, ông Đạc vui mừng nói: “Khi du khách đến Phúc Thọ mà mua được cành hoa ly tại đây thì thật là quý. Nó tươi được 15 ngày, rất đẹp, rất mập mạp, rất đẹp, phải nói là rất đẹp”, ông Đạc liên tục nhắc lại và nhấn mạnh về vẻ đẹp của hoa ly ở địa phương ông.
“Đó chính là ưu đãi của địa phương, để quy hoạch vùng hoa đó, chúng tôi đã cho nông dân sang Hà Lan và một số nước để học tập kinh nghiệm. Hoa ly đó sau khi trừ chi phí, nông dân thu nhập từ 2,5 đến 3 tỉ trên một héc ta", ông Đạc nói.
Từ thành công này, ông Đạc cho biết thêm, Huyện đang có “ý đồ” xây dựng thương hiệu hoa Phúc Thọ để giới thiệu tới khắp miền và quy hoạch vùng rau sạch tại địa phương.
H. Nguyên