88Point

Dự báo lạm phát giảm liên tụcBáo cáo về triển vọng thị trường Việt Nam công bố ngày 4/3 của HSBC cho kq paderborn

【kq paderborn】Lạm phát của Việt Nam tiếp tục được dự báo hạ xuống 6,5%

Lạm phat

Dự báo lạm phát giảm liên tục

Báo cáo về triển vọng thị trường Việt Nam công bố ngày 4/3 của HSBC cho biết,ạmphátcủaViệtNamtiếptụcđượcdựbáohạxuốkq paderborn chỉ số CPI đang cho thấy nhu cầu nội địa khá yếu ớt. Chỉ số CPI toàn phần đã giảm từ mức 5,5% xuống còn 4,6% - mức thấp trong năm năm qua. Với dự báo chỉ số CPI năm 2014 giảm từ mức 7,3% xuống còn 6,5%, HSBC cho rằng đây là lý do để NHNN có thể giữ lãi suất thị trường mở OMO ổn định trong năm 2014.

Đây là lần thứ 2 kể từ đầu năm HSBC hạ dự báo lạm phát năm 2014 của Việt Nam. Trong báo cáo hồi tháng 2, HSBC đã hạ dự báo lạm phát từ 8,3% xuống 7,3%.

Bên cạnh chỉ số lạm phát, báo cáo cũng đánh giá tăng trưởng xuất khẩu cho thấy nhu cầu nước ngoài về hàng hoá sản xuất tại Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. Xuất khẩu hàng điện tử vẫn giảm do mặt bằng giá cả không thuận lợi trong khi mặt hàng dệt và may mặc lại đang tăng lên. Xuất khẩu được kỳ vọng sẽ tăng mạnh khi xuất khẩu hàng nông sản phục hồi, đặc biệt là mặt hàng cà phê, cũng như nhu cầu từ các nước phương Tây tăng.

Mặc dù chỉ số PMI tháng 2 giảm so với tháng 1 nhưng với nhập khẩu đang tăng và hàng tồn kho thấp hơn nhiều so với đơn hàng mới, sản lượng sẽ tiếp tục tăng. Đồng thời dòng vốn FDI giải ngân vẫn tăng sẽ cân bằng những yếu kém từ nhu cầu nước ngoài.

Thị trường trong nước chưa thuận lợi

Trong khi các nhà xuất khẩu đang có nhiều thuận lợi từ môi trường thương mại toàn cầu nhờ cạnh tranh về nhân công và đất đai thì các điều kiện trong nước lại đang ảm đạm. Mặt bằng giá cả sẽ không mấy thuận lợi nếu như nhu cầu trong nước vẫn tiếp tục thấp từ tháng 3 cho đến tháng 6/2014.

Mặc dù GDP quý 4/2013 tăng từ mức 5,5% của quý III lên 6% so với cùng kỳ năm 2012, các điều kiện trong nước của Việt Nam tiếp tục suy yếu do vấn đề nợ xấu lớn vẫn còn đang treo lơ lửng và tốc độ cải cách hệ thống tài chính chậm chạp.

Vấn đề nợ xấu đã có tín hiệu tích cực khi tỷ lệ nợ xấu giảm từ 4,6% trong tháng 9/2013 xuống còn 3,6% trong tháng 2/2014. Tuy nhiên, các quan chức NHNN cũng bình luận rằng tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có thể tăng lên 9% đến 11% nếu như việc phân loại nợ cho các khoản vay không được tính đến theo Quyết định 780/QĐ-NHNN, có hiệu lực vào tháng 4/2012.

Theo quyết định này, các ngân hàng không cần phải phân loại khoản vay là nợ xấu nếu như họ đã điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ để giúp người vay có khả năng tất toán. Trong khi đó, Thông tư 02 lại yêu cầu phân loại nghiêm ngặt các khoản nợ xấu và dự kiến sẽ đưa vào áp dụng trong tháng 6/2014 sau một năm trì hoãn. Tuy nhiên, rốt cuộc NHNN cho biết vẫn sẽ sửa đổi thông tư này nhằm nới lỏng việc phân loại các khoản nợ xấu.

Kỳ vọng TPP

Sắp tới, Việt Nam được dự đoán là một quốc gia có thể hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp ước Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ và hưởng các mức thuế suất thấp hơn cho các mặt hàng sản xuất của Việt Nam. Xét về GDP bình quân đầu người, Việt Nam là nền kinh tế nghèo nhất trong 12 quốc gia tham gia đàm phán.

Mục tiêu của Việt Nam đối với hiệp định này rất rõ ràng: tạo việc làm ổn định, tăng cường tiếp cận các thị trường đồng thời thúc đẩy sản xuất. Bản thảo của hiệp ước được hy vọng sẽ hoàn tất trong tháng 4, cùng lúc với chuyến thăm Nhật của Tổng thống Obama. Tuy nhiên, báo cáo của HSBC dự đoán hiệp ước TPP có thể sẽ bị trì hoãn cho đến khi Mỹ và Nhật giải quyết được các vấn đề về tiếp cận thị trường./.

Hoàng Yến

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap