【keo laliga】Bạc Liêu cần xây dựng thương hiệu cho gạo Tài nguyên
Thương lái đến tận ruộng mua lúa ướt với giá 5.500 đồng/kg,ạcLiêucầnxâydựngthươnghiệuchogạoTàinguyêkeo laliga sau khi trừ chi phí nông dân có lãi ròng từ 25 đến 30 triệu đồng/ha. Đây là vụ mùa mang đến cho nông dân nhiều niềm vui khi lúa vừa được mùa, vừa được giá.
Toàn tỉnh có hơn 10.000 ha lúa Tài nguyên, tập trung chủ yếu ở huyện Vĩnh Lợi với hơn 9.000 ha. Ông Trần Mạnh Niêm, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lợi cho biết, lúa Tài nguyên cho gạo ngon cơm, mềm, dẻo, thơm nên giá bán lúc nào cũng cao hơn các loại lúa chất lượng cao mà nông dân đang sản xuất. Do đó huyện đã và đang khuyến cáo nông dân sản xuất giống lúa này. Nếu thành công, huyện sẽ tổ chức hướng dẫn và khuyến cáo nông dân áp dụng đại trà trong vụ hè thu này.
Anh Lê Văn Sơn ở xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, cho biết: năm nay, lúa Tài nguyên cho năng suất hơn 9 tấn/ha, cá biệt một số hộ trong xã đạt hơn 10 tấn/ha, cao hơn các năm trước. Với 2 ha lúa Tài nguyên, sau khi trừ các khoản chi phí, anh thu lãi hơn 25 triệu đồng/ha.
Cùng niềm vui này, ông Ba Cát ở ấp Hà Đức, xã Châu Hưng A tâm sự, ông trồng lúa mấy chục năm, năm nay mới thấy trúng mùa nhất. Vụ này, ông trồng 1,1 ha lúa Tài nguyên, đạt năng suất từ 10 tấn/ha trở lên. Không chỉ vậy, giá lúa cũng tương đối cao nên ông thu lãi từ 25 đến 30 triệu đồng/ha.
Mặc dù vậy, hiện nay niềm vui của người sản xuất vẫn chưa trọn vẹn bởi gạo Tài nguyên có tiếng, nhưng chưa có thương hiệu riêng như gạo Một Bụi đỏ, gạo Hồng Dân bởi cơ quan quản lý còn ''thờ ơ'' với việc xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu, cũng chưa có chính sách tiếp thị để đưa gạo Tài nguyên vào hệ thống siêu thị chào hàng, giới thiệu với người tiêu dùng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, việc cần làm ngay của Vĩnh Lợi là cần quy hoạch cụ thể vùng trồng lúa Tài nguyên, trên cơ sở đó có sự đầu tư đúng mức về kỹ thuật, hướng dẫn nông dân gieo cấy lúa Tài nguyên theo tiêu chuẩn VietGAP./.
Cao Thăng