Xã Vĩnh Thuận Tây,đạoxacầukhỉtỷ số bóng đá vô địch quốc gia đức huyện Vị Thủy, hiện có 532 hộ gia đình theo đạo Công giáo với 2.670 khẩu, tập trung nhiều ở ấp 3 và ấp 4. Trong năm nay, đồng bào theo đạo Công giáo của xã đã góp công, góp tiền xây dựng một số cây cầu bê tông kiên cố để thay thế cho những cây cầu ván, cầu khỉ vốn gập ghềnh, trắc trở trước đây.
Cầu bê tông ở ấp 4 được xây dựng giúp người dân đi lại dễ dàng.
“… Bằng lòng đi em anh đón qua cầu
Mùa mưa, cầu tre dẫu khó đưa dâu
Bằng lòng bên anh dưới mái tranh nghèo
Về đây người quê chỉ có tấm lòng
Có chiếc xuồng ba lá để yêu em…”
(Ngẫu hứng lý qua cầu - Trần Tiến)
Bà Bùi Diễm Châu, ở ấp 4, xã Vĩnh Thuận Tây, nằm đưa võng và hát nghêu ngao những câu hát này trong khí trời lất phất mưa bay. Thấy người lạ đến, bà dừng hát và nói vui: “Tôi mê bài hát này dữ lắm, đang rảnh nên hát cho có không khí vậy mà. Mà nghĩ lại thấy lời bài hát này đã lỗi thời, bây giờ đâu còn cảnh phải đi rước dâu mà phải qua cầu khỉ như ngày xưa nữa”.
Chỉ tay về phía cây cầu bê tông vừa mới xây xong ở gần nhà mình, bà Châu nói tiếp: “Nói đâu xa, cây cầu đó trước làm bằng cây, trời mưa này xe máy khỏi chạy luôn, bởi chỉ cần trượt bánh là té xuống sông như chơi. Nay nó đã được bê tông hóa rồi nên chúng tôi vui mừng lắm”.
Cầu bê tông mới hoàn thành gần nhà bà Châu có bề rộng 2m, chiều dài hơn 10m, với kinh phí xây dựng khoảng 30 triệu đồng. Để xây dựng cầu này thì gia đình bà Châu và nhiều hộ gia đình theo đạo Công giáo ở ấp đã đóng góp được 9 triệu đồng, số tiền còn lại do linh mục nhà thờ Xavie hỗ trợ.
Ông Võ Văn Dữ, Phó Chủ tịch Hội đồng giáo sứ Họ đạo Xavie ở ấp 4, người đã tích cực góp công, góp của để xây dựng cầu này, chia sẻ: “Thấy cầu khỉ đi lại khó khăn, nên chúng tôi đã phối hợp với chính quyền xã vận động bà con trong họ đạo đóng góp mỗi người 300.000 đồng để xây cầu mới. Ngoài góp tiền, một số người còn giúp ngày công lao động lúc rảnh rỗi, nhờ vậy mà cầu nhanh chóng hoàn thành chỉ trong thời gian ngắn. Xóm đạo bỗng rộn vang tiếng cười khi có cầu mới…”.
Được biết, từ đầu năm đến nay, chính quyền xã Vĩnh Thuận Tây đã phối hợp với linh mục và đồng bào theo đạo Công giáo ở ấp 4 xây dựng hoàn thành 2 cây cầu bê tông trên địa bàn ấp 4 với tổng số tiền hơn 60 triệu đồng. Bên cạnh đó, 1 cây khác cũng đang xây dựng ở ấp này, một khi hoàn thành thì xóm đạo nơi đây sẽ không còn cảnh “Mùa mưa, cầu tre dẫu khó đưa dâu” như trong bài hát “Ngẫu hứng lý qua cầu” của nhạc sĩ Trần Tiến. Chưa hết, xã đang vận động tiền từ các mạnh thường quân gần xa để xây dựng 1 cây cầu bê tông ở ấp 3, hướng tới xóa dần cầu khỉ trên địa bàn ấp này.
Tháp tùng cùng chúng tôi trong chuyến công tác hôm đó, ông Đoàn Khải Linh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Vĩnh Thuận Tây, cho biết: “Trên địa bàn xã có 2 nhà thờ đạo Công giáo là nhà thờ Xavie ở ấp 4 và nhà thờ Vịnh Chèo ở ấp 3. Đồng bào theo đạo Công giáo ở địa phương luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và luôn tích cực tham gia các phong trào do địa phương phát động. Thấy cầu khỉ đi lại quá khó khăn nên bà con có ý định đóng góp tiền, công sức để xây dựng cầu mới; chính quyền địa phương cũng hết lòng ủng hộ việc làm này và tích cực phối hợp cùng những người có uy tín ở họ đạo trong khâu tuyên truyền, vận động và triển khai thực hiện”.
Còn ông Trần Trung Kiên, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Thuận Tây, cho hay: “Kết quả trên cho thấy xã đã làm tốt công tác dân vận trong đồng bào theo đạo Công giáo. Thời gian qua, chúng tôi đã chỉ đạo cho chi bộ các ấp phải ra sức tuyên truyền chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong đồng bào theo đạo Công giáo, nhờ vậy mà bà con ngày càng có ý thức phát triển kinh tế gia đình và đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương những năm qua”.
Hình ảnh cây cầu khỉ từng nhiều lần đi vào thơ ca, phim ảnh vốn rất gần gũi với người dân ở những xóm đạo của xã Vĩnh Thuận Tây. Nhưng nay, vì nhu cầu của cuộc sống và sự phát triển của xã hội nên cầu khỉ đã được thay bằng cây cầu bê tông vững chải. Nhiều người đã quen đi cầu khỉ cũng cảm thấy nhớ khi nó không còn, nhưng đổi lại họ rất sung sướng vì từ nay con em của họ có thể đến trường mà không còn sợ bị… té sông như trước nữa.
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN