TheâysòđocamgâyngứaởĐắkNônglàcâygìbxh ligue1o tin tức từ báo Tiền Phong, ciệc chính quyền thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) cho trồng 1.600 cây sò đo cam, dọc tuyến Quốc lộ 14 chạy qua khu đông dân cư khiến dư luận băn khoăn, vì đây là một trong 100 cây ngoại lai mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khuyến cáo là độc hại.
Tại Long An, loài cây nay cũng được trồng khá nhiều. Trước đó, Ngày 10/3, ông Lê Minh Đức, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Long An, cho biết, UBND tỉnh Long An đã có công văn khuyến cáo các địa phương và người dân trong tỉnh không trồng cây Sò đo cam (tên gọi khác là Chuông đỏ, Hồng kỳ, Tulip châu Phi.
Theo khuyến cáo của Bộ NN-PTNT, đây là loại cây ngoại lai có nguy cơ xâm hại, đã xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Bông của loại cây này rất độc, nếu bông của nó phát tán rơi vào nguồn nước sử dụng của khu dân cư, hồ chứa nước sinh hoạt sẽ gây nguy hiểm cho con người và hệ sinh thái.
Hiện nay trên một số tuyến đường, trong khuôn viên một số cơ quan tại các huyện, thị xã và TP Tân An có trồng loại cây này với mục đích tạo cảnh quan đường phố, công sở nên UBND tỉnh yêu cầu các sở ngành, UBND các huyện, thị xã Kiến Tường, thành phố Tân An và người dân không trồng cây Sò đo cam.
Cây sò đo cam có vẻ ngoài rất đẹp nhưng lại khá độc
Đối với những nơi đã trồng thì có kế hoạch dần thay thế bằng các loại cây bản địa hoặc chỉ trồng những loại cây được Bộ NN-PTNT cho phép trồng. Riêng đối với những cây sò đo cam đã trồng ở gần nguồn nước thì nên phải phá bỏ, trồng cây khác thay thế, báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin.
Đây là loại cây bị tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) liệt vào danh sách 100 loài sinh vật có nguy cơ xâm hại cực mạnh, gây hậu quả nghiêm trọng trên thế giới. Loại cây này có nguy cơ xâm hại cực mạnh. Chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển rất nhanh gây ra sự thay đổi về cấu trúc quần xã, đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học bản địa.
Sò đo cam có tên khoa học là Spathodea Campannulata, xuất xứ từ Châu Phi. Theo tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), cây Sò đo cam đã xâm hại các vùng đất nông nghiệp bỏ hoang và rừng rậm, hạt có khả năng phát tán trong gió và nảy mầm rất nhanh. Vì vậy, tổ chức này đã liệt Sò đo cam vào danh sách 100 loại sinh vật ngoại lai xâm hại, cảnh báo không trồng loại cây này.
Tuy nhiên trong khoảng chục năm trở lại đây do thấy cây sinh trường và phát triển khá nhanh, cho hoa đẹp, nở lâu nên nhiều địa phương trong cả nước đã ồ ạt mua giống trồng trên các con đường trong các khu đô thị. Nhiều người đã bị màu sắc của cây Sò đo cam này “gây mê” nên đua nhau lấy quả để nhân giống trồng trong khuôn viên gia đình mình. Khi nhu cầu trồng cây Sò đo cam tại các địa phương ngày một lớn, trong khi muốn nhân giống theo phương pháp truyền thống là ươm hạt thì phải chờ đến mùa nở hoa, kết trái rất lâu, nhiều người đã chiết cả cây này đem về trồng.
Hạnh Chi (T/h)
Bị bắt vì...ngồi dưới gốc cây 'độc quyền'