您现在的位置是:88Point > Nhận Định Bóng Đá

【đá bóng hnay】Hơn 5 triệu hộ kinh doanh không thể tiếp tục đứng ngoài Luật

88Point2025-01-11 00:16:31【Nhận Định Bóng Đá】7人已围观

简介Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Ngọc Bảo chủ tr đá bóng hnay

MPI

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Ngọc Bảo chủ trì hội thảo. Ảnh: PV

Ngày 28/11,ơntriệuhộkinhdoanhkhôngthểtiếptụcđứngngoàiLuậđá bóng hnay Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo xin ý kiến về 2 dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi).

Đưa HKD vào Luật không phát sinh thủ tục hành chính

Tại dự thảo Luật Doanh nghiệp (DN) sửa đổi, một trong những nội dung được quan tâm thảo luận là quy định về hộ kinh doanh (HKD). Cụ thể, dự thảo bổ sung chương VIIa về HKD, quy định về vị trí, quyền và nghĩa vụ của chủ HKD, đăng ký HKD, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký HKD và thực hiện quyền chủ HKD trong một số trường hợp đặc biệt.

Về vấn đề này, theo cơ quan soạn thảo, hiện có tới 3 nhóm ý kiến khác nhau. Một nhóm ý kiến đồng tình với bổ sung quy định về HKD trong dự thảo Luật. Nhóm ý kiến thứ hai đề nghị cân nhắc việc bổ sung quy định về HKD trong dự thảo Luật vì đây là Luật DN. Thay vào đó, nên ban hành một nghị định hoặc Luật riêng về HKD. Nhóm ý kiến nữa đề nghị nếu bổ sung quy định về HKD vào dự thảo luật thì phải xem xét lại tên gọi của luật.

Theo TS Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), thành viên ban soạn thảo, HKD không phải là nội dung mới hoàn toàn của Luật DN. Khoản 2 Điều 212 Luật 2014 đã quy định về HKD và giao Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký và hoạt động đối với HKD có quy mô nhỏ. Dựa trên điều khoản này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký DN, trong đó có 1 chương quy định về đăng ký HKD.

Xét về bản chất, HKD là một loại hình kinh doanh, nên quyền và nghĩa vụ của hộ cần phải được điều chỉnh bởi Luật, chứ không thể quy định bằng nghị định. “Về lâu dài thì cũng có thể xem xét để xây dựng một luật riêng về HKD; nhưng trước mắt nên được điều chỉnh trong Luật DN”, ông Phan Đức Hiếu nêu quan điểm.

Đại diện cơ quan soạn thảo cho biết, quy định tại Chương VIIa về HKD trong dự thảo Luật được soạn thảo trên nguyên tắc: “luật hóa”, hoàn thiện các quy định đã có về HKD đang được quy định tại Điều 212 Luật DN và Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Do đó, bổ sung thêm quy định về HKD không cần thiết phải thay đổi tên Luật DN.

Nội dung quy định về HKD trong dự thảo Luật đã được tham vấn nhiều lần và đánh giá tác động kỹ lưỡng. Việc bổ sung quy định về hộ không phát sinh tác động tiêu cực đến hoạt động của HKD hiện nay và không làm phát sinh thủ tục hành chính. Các HKD đang hoạt động không phải đăng ký lại hoặc không phải đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp. Ngược lại, các quy định về HKD trong dự thảo Luật sẽ bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của chính HKD và bên có liên quan; thúc đẩy HKD phát huy hết tiềm năng và đóng góp tích cực hơn vào nền kinh tế; đồng thời, góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch và bình đẳng hơn cho HKD và DN.

Giải pháp cho mô hình đặc thù riêng có của Việt Nam

Đại diện giới DN cũng ủng hộ quan điểm này. Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hầu hết các ý kiến không đồng tình đưa HKD vào Luật cũng chưa đưa ra được giải pháp gì để quản lý mô hình kinh doanh đặc thù này ở Việt Nam.

Hiện nay, các nước chỉ có 2 loại hình là công ty và cá nhân kinh doanh. Chỉ có Việt Nam và Trung Quốc tồn tại mô hình HKD, một phần vừa là cá nhân kinh doanh, vừa là nhóm người trong gia đình cùng kinh doanh. Theo thời gian, HKD đã hình thành rất lớn, chiếm tới 30% GDP trong khi chưa được thừa nhận vị trí pháp lý bằng cách luật hóa. Chính vì việc bỏ ngỏ về chính sách suốt một thời gian dài, nên đến nay mặc dù cả nước có hơn 5 triệu HKD (theo Tổng cục Thống kê) nhưng vẫn không có đánh giá chính xác về khu vực này.

Thực tế, các HKD vẫn có các hoạt động chính như DN là kinh doanh, đóng thuế, sử dụng lao động… nhưng bị hạn chế rất nhiều quyền. Mặt khác, tỷ lệ các HKD vi phạm quy định pháp luật cũng rất cao.

“Hiến pháp, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đều nêu rõ cái gì quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân thì phải được Quốc hội ban hành trong một đạo luật. Vậy tại sao quyền kinh doanh của cá nhân lại quy định tại Nghị định của Chính phủ?”, ông Đậu Anh Tuấn đưa ra câu hỏi.

Ở đây, Trưởng Ban Pháp chế của VCCI cũng giải thích rõ, không phải đưa vào Luật thì HKD sẽ chuyển thành DN, mà chế định về hộ được đưa vào Luật DN. Thực tế hộ vẫn là hộ, không thay đổi, nhưng vị trí pháp lý của họ được thừa nhận. Nghị định 78 hiện nay chưa đầy đủ, chưa khẳng định được vị trí pháp lý của hộ.

Trước một số quan điểm cho rằng đưa vào Luật sẽ ảnh hưởng xấu đến HKD, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng điều này không đúng. Khi đưa vào Luật, thì Bộ có cơ sở tổ chức hệ thống đăng ký kinh doanh thống nhất xuống đến các huyện. HKD cũng bảo hộ được tên của mình. Nghĩa vụ thuế cũng không thay đổi vì các quy định về thuế vẫn như hiện nay.

Bên cạnh đó, khi đưa vào luật, việc thanh tra, kiểm tra các HKD cũng không vì thế mà thay đổi bởi cách làm vẫn như trước. Dù DN, HKD hay cá nhân thì vẫn phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật liên quan.

Nhìn chung, thể chế hóa vào Luật sẽ thúc đẩy HKD nói riêng và môi trường kinh doanh nói chung bài bản hơn, quản trị tốt hơn. “Đây là lộ trình phù hợp. Đã đến lúc phải nâng tầm thành Luật, để đến khi đủ chín, Quốc hội có thể xây dựng Luật về HKD”, ông Tuấn nhận định.

Qua thảo luận, hầu hết các ý kiến từ giới chuyên gia, nhà quản lý, DN đều ủng hộ việc đưa HKD vào chế định tại Luật DN. Song, các ý kiến cũng đặt ra nhiều vấn đề pháp lý phải giải quyết khi luật hóa về HKD. Chẳng hạn, xác định thế nào hộ gia đình kinh doanh, quan hệ thế nào được là gia đình, thành viên nhỏ tuổi thì có được tham gia… Tài sản, trách nhiệm trong HKD được phân chia theo nguyên tắc nào, vì không phải ai cũng tham gia kinh doanh…

Đại diện SCIC cho rằng hơn 5 triệu HKD hiện nay đang có ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội. Song quy định về HKD như dự thảo còn hơi sơ sài, đặc biệt về quyền và nghĩa vụ. Do đó, cần bổ sung thêm các điều khoản bao trùm, cũng như một số nguyên tắc chi tiết để đảm bảo HKD tuân thủ pháp luật khi tham gia các lĩnh vực kinh doanh, đồng thời được hưởng đầy đủ các quyền lợi, nghĩa vụ trong kinh doanh.

Hoàng Yến

很赞哦!(796)