Đúng như tên gọi của Luật,ếbảovệmôitrườngCònquásớmđểđánhgiátácđộket qua bong đa truc tiep thuế Bảo vệ môi trường là nhằm hạn chế sử dụng một số sản phẩm độc hại, ảnh hưởng đến môi trường. Tác động rõ nhất đó là giá của những mặt hàng này. Khảo sát tại các chợ ở Hà Nội có thể nhận thấy, giá bán túi nilon, túi xốp thời gian qua tăng cao, có loại tăng tới 100% với lý do được người bán đưa ra là chịu thuế Bảo vệ môi trường.
Chị Trần Thị Hà, bán rau tại chợ Ngọc Lâm (Long Biên) cho biết, từ đầu tháng 1, giá túi nilon đột nhiên tăng vọt, trước đây, loại túi chị thường xuyên sử dụng có giá khoảng 15.000 đồng/kg, nay lên tới hơn 40.000 đồng/kg. Với số lượng 2-3 kg túi nilon được dùng mỗi ngày, chị Hà đang tính đến phương án tăng giá rau “mỗi thứ một ít” để bù vào chi phí mua túi.
Chị Yến, bán thịt lợn ở một chợ nhỏ trên đường Cầu Giấy cũng cho biết, giá loại túi “sạch” (không màu, không mùi) chị vẫn mua bình thường giá chỉ 41.000 đồng/kg nay tăng lên 65.000 đồng, có loại tới 70- 80.000 đồng. Tuy nhiên, khác với chị Hà, chị Yến cho rằng, chỉ cần hạn chế bớt việc đưa túi nilon cho khách, thay vì mỗi loại thịt để một túi thì nay chị gom vào 1 túi thì sẽ tiết kiệm được chi phí mà không cần phải tăng giá.
Dù giá túi tăng gấp rưỡi, gấp đôi nhưng nhu cầu sử dụng vẫn không giảm. Theo chủ một cửa hàng phân phối bao bì các loại trên đường Hàng Chiếu (Hà Nội), giá có cao đến mấy, những người bán hàng vẫn phải mua vì thói quen sử dụng túi nilon chưa thể “một sớm một chiều” thay đổi được. Thậm chí, hầu hết những người dân khi được hỏi đều nhận thức rõ tác hại của túi nilon nhưng vẫn "tặc lưỡi" sử dụng vì tiện lợi, vì thế “giá có tăng lên chút đỉnh cũng chấp nhận được!”.
Điều đáng nói, bản chất thuế Bảo vệ môi trường nhằm vào các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm dựa trên lượng sản phẩm tiêu thụ. Còn cơ sở nhỏ sản xuất túi ni lông, túi xốp được giao thuế khoán do lượng hàng hóa bán ra từ những cơ sở này rất khó kiểm soát để buộc họ đóng thuế Bảo vệ môi trường. Thế nhưng, chính những cơ sở chỉ đóng thuế khoán này lại là nguồn tăng giá mạnh nhất, tăng cả những mặt hàng được miễn thuế làm từ nhựa, bạt,… thêm vài chục nghìn đồng với nguyên nhân “nộp thuế bảo vệ môi trường”. Như vậy có thể thấy, những ảnh hưởng của thuế bảo vệ môi trường trong hơn 1 tháng qua thực chất là tiểu thương lợi dụng chính sách để trục lợi.
Trao đổi với Báo Hải quan, Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong cho biết, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang rất đáng báo động. Do đó, việc các cơ quan quản lý sử dụng thuế để làm một trong những công cụ bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. TS. Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh, việc áp dụng Luật thuế Bảo vệ môi trường sẽ bổ sung kinh phí cho ngân sách Nhà nước để phục vụ cho công tác tái tạo môi trường, cùng với đó sẽ điều tiết nghĩa vụ của các cơ quan phát thải gắn liền với điều tiết hành vi của người dân.
Tuy nhiên, đối với những DN vẫn sử dụng công nghệ cũ, nguồn vốn ít, sắc thuế này sẽ trở thành gánh nặng cho chi phí sản xuất. TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, trong thời điểm này, cơ quan Thuế cần tiếp tục tổ chức giải thích cho DN hiểu nguồn thu từ thuế này sẽ được sử dụng như thế nào. Ngoài ra, từ phía DN, trong những giai đoạn khó khăn nhất định, các DN có cùng một vấn đề có thể phối hợp kiến nghị với các cơ quan chức năng đề xuất được điều chỉnh hoặc có giải pháp hỗ trợ.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một khía cạnh của vấn đề. Theo một số chuyên gia kinh tế, sắc thuế này là vô cùng cần thiết và áp dụng vào thời điểm này cũng có thể coi là quá muộn vì những nguy hại về môi trường do sản phẩm từ túi nilon gây ra là rất lớn và ảnh hưởng trong nhiều năm. Do đó, cái gốc của vấn đề đó chính là các DN nên có tầm "nhìn xa trông rộng", đón đầu nắm bắt thị trường để có những sản phẩm túi thân thiện với môi trường, thay thế thói quen dùng túi nilon của người tiêu dùng. Để thực sự làm được điều này, vấn đề giá cả vẫn có ý nghĩa quyết định.
Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính Ngô Hữu Lợi khẳng định, còn quá sớm để đánh giá được hiệu quả của sắc thuế này cũng như tác động của nó đến đời sống người dân hay hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Ông Lợi cho biết, từ khi Luật thuế Bảo vệ môi trường chính thức được áp dụng, Bộ Tài chính chỉ nhận được một số kiến nghị của các công ty bao bì nhựa trong việc phân biệt các sản phẩm nhựa “thân thiện hay không thân thiện” với môi trường để áp thuế.
Hồng Vân