【đội hình athletic bilbao gặp real betis】Các tỉnh Đông Nam Bộ bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án giao thông liên vùng
Chiều 15/3,áctỉnhĐôngNamBộbàngiảiphápđẩynhanhtiếnđộdựángiaothôngliênvùđội hình athletic bilbao gặp real betis tại Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, lãnh đạo các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ họp bàn các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự ánhạ tầng giao thông kết nối vùng.
Còn nhiều vướng mắc
Theo báo cáo phục vụ hội nghị, hiện nay các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ đang phối hợp xây dựng các dự án hạ tầng giao thông liên vùng gồm: đường Vành đai 3, Vành đai (TP.HCM), cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một- Chơn Thành; cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu.
Lãnh đạo các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ cùng họp bàn các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng liên kết vùng |
Đối với đường Vành đai 3, dự án đã khởi công từ giữa năm 2023, hiện nay tiến độ thực hiện các Dự án thành phần trên địa bàn TP.HCM, Bình Dương, Long An đáp ứng tiến độ theo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ. Riêng đoạn địa bàn tỉnh Đồng Nai chậm khoảng 2 tháng so với tiến độ đề ra.
Vấn đề vướng mắc hiện nay là phần phóng mặt bằng qua tỉnh Đồng Nai bị chậm. Dự án cũng đang thiếu cát đắp nền đường.
Các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ thống nhất kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành liên quan sớm ban hành quy trình, quy chuẩn sử dụng cát biển phục vụ đắp nền đường các Dự án đường vành đai, cao tốc để góp phần tháo gỡ khó khăn trong vấn đề vật liệu.
Đối với dự án đường Vành đai 4 (dài 206 km), hiện nay TP.HCM cùng các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu đang lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Sơ bộ tổng mức đầu tư112.452 tỷ đồng.
Vấn đề khó khăn của Dự án hiện nay là chưa có cơ chế cho địa phương được sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư dự án đường Vành đai 4. Dự án cũng chưa có cơ chế được sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ địa phương khác thực hiện hoạt động đầu tư công của dự án (cầu Thủ Biên giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương, cầu nối giữa tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu ).
Các địa phương thống nhất kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án xây dựng đường Vành đai 4. Và cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương thực hiện đầu tư.
Đồng Nai đề nghị khởi công cầu Cát Lái năm 2025
Để đẩy nhanh tiến độ Dự án đường Vành đai 3 đoạn qua Bình Dương, ông Võ Văn Minh Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, hiện nay Bình Dương đang hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh bổ sung các nhánh nút giao Tân Vạn và 2 cầu song hành tại cầu Bình Gởi bắc qua sông Sài Gòn.
Sau khi hoàn thiện phương án, tỉnh đề nghị UBND TP.HCM thống nhất và trình cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Vành đai 3 đoạn qua Bình Dương.
Một khó khăn nữa là hiện nay tỉnh Bình Dương không có nguồn cát san lấp do khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng nên tỉnh đề nghị các địa phương hỗ trợ nguồn nguyên vật liệu này nhằm đảo bảo tiến độ dự án.
Đối với dự án Vành đai 4, ông Minh đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai sớm có văn bản thống nhất với Bình Dương về vị trí khớp nối cầu Thủ Biên giữa 2 địa phương.
Đối với dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Bình Dương đề nghị UBND TP.HCM sớm triển khai 1,65 km đường dẫn phía Thành phố nhằm khai thác đồng bộ với tuyến cao tốc này.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cũng đề nghị tỉnh Bình Phước sớm triển khai đầu tư đoạn 7,1 km qua địa bàn để đồng bộ với đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương dự kiến khởi công vào tháng 9/2024.
Đối với các dự án kết nối Đồng Nai với TP.HCM, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ông Võ Tấn Đức đề nghị lãnh đạo TP.HCM xem xét, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Cát Lái trong năm 2024, khởi công xây dựng vào năm 2025 thay vì chờ đến sau năm 2026 khi dự án đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu - Vành đai 3 hoàn thành đưa vào khai thác.
Thông tin về Dự án xây cầu Cát Lái, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, Dự án cầu Cát Lái về TP.HCM và Đồng Nai đã thống nhất sẽ xây dựng dự án này.
Tuy nhiên, để có cơ sở triển khai dự án thì phải bổ sung vào quy hoạch chung. Hiện nay, TP.HCM đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung và sẽ bổ sung Dự án vào quy hoạch giao thông.
Ngoài cầu Cát Lái, hai bên cũng đã thống nhất bổ sung thêm 2 cây cầu mới kết nối giữa 2 địa phương gồm cầu Đồng Nai 2 và Phú Mỹ 2. Trong đó, thống nhất ưu tiên triển khai trước cầu Cát Lái, thời gian từ nay đến năm 2030.